10 nguyên nhân chủ yếu gây đau chân

Đau chân là một vấn đề sức khỏe khá thường gặp. Nguyên nhân của đau chấn có thể đến từ những bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng cho đến rất nguy hiểm như thuyên tắc tĩnh mạch sâu. Trong nội dung dưới đây Okasa sẽ chia sẻ với các bạn một số nguyên nhân gây đau chân, giúp các bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về triệu chứng này, qua đó có được phương pháp phòng ngừa hợp lý nhé.

Bệnh động mạch ngoại biên

Do động mạch bị tho hẹp nên lượng máu được vận chuyển đến chấn duy giảm, oxy và chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ cho các chi hoạt động bình thường. Người bệnh có cảm giác tê bì hoặc chuột rút khi đi bộ, chân bị lạnh.

Một số người chỉ cần bỏ thói quen xấu thì thấy (như hút thuốc lá) thì cơn đau cũng giảm. Nhưng trong phần đa trường hợp bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị giảm đau, thậm chí là chỉ định phẫu thuật.

Thuyên tắc tĩnh mạch sâu

10 nguyên nhân chủ yếu gây đau chân

Đây là bệnh lý khiến cho hình thành các cục máu động ở trong tĩnh mạch đùi, cẳng chân. Bệnh không có những triệu chứng rõ rệt nên khá khó chẩn đoán. Một số người bệnh thấy đau ởn chân, cảm giác ấm và da ở chân đỏ lên. Khi có những biểu hiện như trên cá bạn đừng chủ quan, coi thường, mà nên tới bệnh viện để được và xác định cụ thể tình trạng bệnh lý. 

Theo các bác sĩ Thuyên tắc tĩnh mạch sâu tao ra máu đông, khi các cục máu này vỡ ra sẽ hình thành các cục nhỏ hơn, đi thoe mạch máu, tới các cơ quan trong cơ thể. Nếu di chuyển tới phổi có thể gây ra tình trạng thuyên tắc tĩnh mạch phổi vô cùng nghuy hiểm.

Các bác sĩ có thể kê đơn có sử dụng thuốc giúp không tạo thành các cục máu đông, hoặc kìm hãm sự phát triển của các cục máu đông, ngăn chặn không bị vỡ ra.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh lý thần kinh ngoại biên xảy đến khi các dây thần kinh truyền các thông điệm đi và đến từ vùng não bị tổn thương. Nguyên nhân thường thấy nhất là bệnh tiểu đường, thứ đến là do lạm dụng thuốc, chấn thương, nhiễm trùng.

Nếu bệnh xuất hiện tại các dây thần kinh ở chân người bệnh có thể cảm thấy như bị châm chích, kiến bò, chân bị yếu, thường tê nhức. Bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân cụ thể để kê đơn thuốc và có phác đồ điều trị cụ thể.

Mất cân bằng điện giải

Chất điện giải bao gồm các khoáng chất (natri, kali và canxi) có tác dụng giúp cho cơ bắp hoạt động bình thường. Mất cân bằng điện giải có thể qua đường mồ hôi khi bạn tập luyện thể dục thể thao quá độ. Bộ phận ảnh hưởng nhiều nhất thường là chân, các cơ bắp ở chân xảy ra hiện tượng chuột rút, yếu, thậm chí là tê liệt.

Việc cần thiết là bổ sung đồ uống thể thao của chứa chất điện giải, vật lý trị liệu, massage thể thao. Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu chuột rút xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi khác bác sĩ để hiểu rõ tình trạng của bản thân.

Hẹp ống sống

Tình trạng hẹp ống sống xảy ra khi khoảng không ở bên trong cột sống vì lý do nào đó mà bị thu hẹp lại, chèn ép các dây thần kinh ở trong ống, gây ra các triệu chứng đau, ngứa, tê ở chân.

Nếu có những triệu chứng trên các bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn, hướng dẫn tập vật lý trị liệu để giảm đau. Một số trường hợp nặng có thể cần phẫu thuật.

Đau dây thần kinh toạ

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh có chiều dài lớn nhất cơ thể, kéo dài từ hông xuống tới chân. Đau dây thần kinh tọa nguyên nhân phổ biến là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, gây ra hiện tượng chèn ép dây thần kinh này.

Các triệu chứng đau thường khởi phát từ thắt lưng rồi lan dần xuống tới mông, đùi, bắp chân và bàn chân. Đối với vấn đề này các bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau, hỗ trợ massage trị liệu, trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.

Viêm khớp

10 nguyên nhân chủ yếu gây đau chân

Viêm khớp là bệnh phổ biến, nó khiến cho các khớp bị sưng đau, người bệnh bị hạn chế đi lại và sinh hoạt. Viêm khớp có thể xuất hiện ở bất cứ khớp nào trên cơ thể, và tất nhiên, không loại trừ khớp bàn cổ chân, bàn chân, và các khớp ngón chân. 

Không có phương pháp nào điều trị dứt điểm được căn bệnh này, nhưng có thể giảm nhẹ triệu chứng thông qua tập luyện thể dục thường xuyên, giữ cân nặng hợp lý. Khi bị đau nhiều có thể chườm đá lạnh lên các khớp để giảm đau và giảm sưng.

Căng cơ

10 nguyên nhân chủ yếu gây đau chân

Căng cơ là hiện tượng cơ bắp gị kéo giãn quá mức, rất thường gặp ở các vận động viện thể thao. Khi gặp phải căng cơ, các cơn đau ập tới, đau dữ dôi, cơ ở vị trí bị căng giãn khá mềm khi dùng tay chạm thử.

Cách xử lý tốt nhất là chườm đá lạnh trong 20 phút mỗi lần, và nhiều lần trong ngày, hạn chế đi lại. Nếu đau quá có thể sử dụng thuốc giảm đau. Để phòng ngừa nên áp dụng sport massage và khởi động kỹ trước khi luyện tập và thi đấu.

Bong gân

Bong gân là hiện tượng các mô liên kết xương với xương (dây chằng) bị kéo giãn quá mức, dẫn tới rách hoặc nghiêm trọng hơn là đứt. Bong gân ở mắt cá chân là phổ biến nhất. Các biểu hiện là mắt cá chân bị sưng đau, đi lại khó khăn.

Người bệnh nên nghỉ ngơi, chườm đá lạnh, kê cao chân, quấn băng y tế tại chỗ bị đau. Tới bác sĩ để kiểm tra xem có bị gãy xương hay không.

Chuột rút 

10 nguyên nhân chủ yếu gây đau chân

Chuột rút thường xảy ra phổ biến nhất ở bắp chân với các cơn đau nhói, căng cứng. Hiện tượng này thường xảy ra nhiều hơn khi chúng ta có tuổi, đi ra ngoài trong thời tiết nắng nóng nhưng không uống đủ nước.

Chuột rút có thể đến và đi, nhưng không phải là một bệnh lý. Dù vậy, bạn nên đi khám để nếu bị chuột rút thường xuyên.

Để giảm thiểu đau chân các bạn có thể sử dụng liệu pháp massage, xoa bóp - bấm huyệt. Massage giúp tăng cường tuần hoàn máu và tác động đến các cơ bắp, khớp xương một cách tích cực.

Các bạn cũng có thể sử dụng máy massage chân hoặc ghế massage toàn thân có tính năng massage chân chuyên sâu. Đặc biệt là các loại ghế massage được trang bị con lăn riêng cho chân, nhiệt hồng ngoại cho phần chân.

Sử dụng máy massage mỗi ngày không chỉ thư giãn mà còn đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe!

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Những điều cần biết về khớp gối có mủ do ...

Khớp gối bị viêm, nhiễm khuẩn gây mủ là một dạng bệnh lý, thường gặp nhất là tình trạng viêm sinh mủ ở trong ổ khớp qua ...

Phòng ngừa loãng xương cho phụ nữ mãn kinh

Loãng xương hay còn gọi là thưa xương. Đây là hiện tượng xương xốp do bị giảm số lượng của tổ chức xương, giảm mật độ ...

Khớp gối bị cứng sau phẫu thuật

Tình trạng cứng khớp gối sau phẫu thuật là do khi mô sẹo hình thành quá mức xung quanh khớp làm hạn chế phạm vi chuyển ...

Nhận biết chứng bệnh thần kinh quay

Dây thần kinh có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, nó giúp truyền tải thông tin tới não bộ, đồng thời dây ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...