Tê chân khi ngồi lâu, đứng nhiều là tình trạng mà ai cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do tư thế của chúng ta gây lực tác động và khiến cho máu không thể lưu thông bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị tê thường xuyên, kéo dài, hoặc không rõ nguyên nhân thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý.
Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn về 11 nguyên nhân gây tê chân và cách điều trị, giúp các bạn hiểu hơn về triệu chứng này nhé.
Các nguyên nhân gây tê chân
#1. Tê chân do tư thế
Khi ở lâu trong một tư thế , chúng ta vô tình tạo ra lực đè ép lên các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh, mạch máu. Điều đó khiến cho máu không thể xuống chi dưới và gây ra tình trạng tê tạm thời.
Các tư thế không có lợi bao gồm: Bắt chéo chân, ngồi xổm, quỳ; Hay là mặc quần áo hoặc đi giày, tất qua chật.
#2. Chấn thương gây tê chân
Một số chấn thương xảy ra ở lưng, cột sống, hông, chân, mắt cá chân, bàn chân cũng có thể gây ra áp lực và khiến cho chân bị tê.
#3. Uống rượu bia quá mức
Các độc tố có trong rượu có thể gây thiếu vitamin B, khiến tổn thương thần kinh, từ đó gây ra cảm giác tê.
# 4. Dấu hiệu của tiểu đường
Tê chân thường xuyên mà không rõ nguyên nhân có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường, nhất là khi đi cùng với các triệu chứng khác của bệnh. Một số người bệnh tiểu đường phát triển một tổn thương thần kinh (thần kinh tiểu đường) gây tê, ngứa ran ở lòng bàn chân. Một số trường hợp nghiêm trọng thậm chí còn bị liệt.
#5. Đau lưng và đau thần kinh tọa
Khi bị chấn thương ở vùng lưng dưới, điển hình là tác động của ngoại lực khi tai nạn, hoặc do thoát vị cột sống sẽ gây ra tìn trạng chèn ép lên các dây thần kinh, dẫn tới tên ở chân hoặc rối loạn cảm giác.
#6. Hội chứng ống cổ chân
Hội chứng ống cổ chân xảy ra khi các dây thần kinh chạy xuống dưới chân dọc theo hướng mắt cá vào trong lòng bàn chân bị nén, chèn ép, gây tổn thương.
#7. Bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh khiến cho các mạch máu ngoại biên ở chân, tay, dạ dày bị thu hẹp khiến giảm lưu lượng máu được bơm cũng như máu xuống chân. Hầu hết người bệnh bị chuột rút ở chân và hông khi đi bộ hay lên xuống cầu thang. Một số người bị yếu chân. Các triệu chứng có thể biết mất sau vài phút được nghỉ ngơi.
#8. Tê chân có thể do khối u
Các khối u, un nang, hoặc các tăng trưởng lành tính (không phải là ung thư) có thể gây áp lực lên não, tủy sống, và không loại trừ chân, bàn chân. Các áp lực khiến hạn chế lưu lượng máu xuống chân và gây tê.
#9. Đau cơ do xơ hóa
Đau cơ do xơ hóa là tình trạng mãn tính và tình trạng gây đau toàn thân. Một số người bị bệnh này cũng sẽ bị tê và ngứa ran ở các chi. Ngoài ra còn xuất hiện các vấn đề như: Kiệt sức, hay quên, khó suy nghĩ rõ ràng
#10. Đa xơ cứng
Những người bị bệnh đa xơ cứng thường trải qua cảm giác bị tổn thương thần kinh gây tê ở các chi hoặc một số vùng nhỏ trên cơ thể. Hầu hết các triệu chứng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng cũng gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh.
#11. Đột quỵ nhẹ
Đột quỵ gây tổn thương não, ảnh hưởng đến khả năng diễn giải và xử lý các tín hiệu thần kinh của não. Trong một số trường hợp còn gây tê tạm thời tại một số bộ phận cơ thể.
Triệu chứng tê chân
Cảm giác tê ở chân có thể là tạm thời hoặc mãn tính. Chúng ta có thể cảm thấy tê rần ở chân, đôi khi như bị kim châm, hoặc tề bì như kiến bò. Tê có thân chỉ xảy ra ra ở bàn chân, nhưng cũng có thể làn tới các vùng cơ thể khác như bắp chân, đùi, thắt lưng. Nó còn có thể khiến cho chân bị mất cảm giác.
Một số trường hợp tê chân xuất hiện cùng với các triệu chứng khác như: Ngứa ran nóng, nhột, ngứa….
Điều trị chứng tê chân
Việc điều trị tê chân phụ thuộc vào nguyên nhân.
Sử dụng thuốc
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm viêm và tê liệt do đa xơ cứng, các thuốc tác động lên tín hiệu thần kinh giúp giảm tê do đau cơ, đa xơ cứng, tiểu đường.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Nghỉ ngơi: Những người bị tê chân do áp lực thần kinh cần được nghỉ ngơi đầy đủ.
Chườm lạnh: Người bệnh bọc đá và khăn và dùng để chườm. Đá lạnh có tác dụng giảm viêm.
Nhiệt nóng: Nhiệt liệu pháp giúp nới lỏng các cơ bị căng cứng hoặc đau. Tuy nhiên không nên để bàn chân quá nóng có thể gây phản tác dụng.
Thể dục thể thao: Lười vận động khiến tim suy yếu, khả năng bơm máu kèm. Tăng cường thể dục thể thao giúp giảm viêm, cải thiện tuần hoàn máu.
Giảm căng thẳng: Stress cũng có xu hương làm các rối loạn ở hệ thần kinh trung ương trở nên tiêu cực hơn, vì thế cần giải tỏa lo âu, căng thẳng.
Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ khiến gia tăng các tình trạng mãn tính liên quan đến tê chân.
Xoa bóp bấm huyệt: Liệu pháp massage hoặc sử dụng máy massage chân, ghế massage giúp cải thiện lưu lượng máu, cũng như giảm các triệu chứng của tê.
Dinh dưỡng lành mạnh: Suy dinh dưỡng, nhất là thiếu hụt vitamin B gay ra tình trạng tổn thương thần kinh dẫn đến tình trạng tê liệt. Việc cung cấp đủ vitamin và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cũng giúp cải thiện tình trạng viêm mãn tính, tê, đau ở chân.
Hạn chế rượu bia: Rượu chứa cá độ tố gây ra tổn thương ở thần kinh, khiến tê liệt. Chất cồn cũng khiến cho các triệu chứng đau mãn tính và tình trạng viêm trở nặng.
Ngoài ra một số phương pháp khác cũng giúp điều trị chứng tê chân rất hiệu quả như: Châm cứu, vật lý trị liệu…
Khi bị tê chân mà không liên quan tới tư thế hay sử dụng quần áo, giày dép quá chật, tê kéo dài, hoặc đi kèm các triệu chứng khác, có các thay đổi về màu sắc cũng như hình dạng chân… thì các bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.