19 kỹ thuật xoa bóp

Xoa bóp là phương pháp sử dụng các tác động vật lý của tay để tác động vào cơ thể giúp thư giãn cũng như trị liệu. Ở Việt Nam, vào thế kỉ 14, trong “Sách Nam Dược Thần Hiệu” danh y Tuệ Tĩnh đã đề cập tới phương pháp này. Ví dụ: Sử dụng gạo tẻ để xoa bóp trị chứng ra mồ hôi nhiều; Xoa với bột đậu xanh để trị rôm sảy; Xoa cùng hạt của cải ngâm dấm trị chứng da thịt bị tê dại; Xoa với hạt cải ngâm rượu trị đau lưng…

Nguyễn Trực vào thế kỉ 15 trong cuốn “Bảo anh lương phương” cũng đề cập nhiều kỹ thuật xoa bópbấm huyệt, tác động lên các kinh lạc, huyệt đạo giúp giảm đau bụng, tích trệ, lòi dom ở trẻ. Đào Công Chính ở thế kỉ 18 cũng đã nêu các phương pháp tự luyện tập, xoa bóp để phòng ngừa và trị bệnh tron cuấn “Bảo sinh diên thọ toản yếu”. Hải Thượng Lãn Ông cũng nhắc đến các biện pháp trị liệu bằng xoa bóp trong tác phẩm “Vệ sinh yếu quyết” của mình.

Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn 19 kỹ thuật xoa bóp.

#1. Xát

Sử dụng gốc bàn tay hoặc mô của ngón út, ngón cái để xát lên da. Có thể thực hiện theo hướng đi lên, đi xuống, sang trái, hoặc phải.

Tay của người thực hiện di chuyển trên da của người bệnh.

Có thể xát toàn thân, tại bất cứ vị trí nào.

Tác dụng của kỹ thuật xát: Làm thông kinh lạc, dẻo gân cốt, tiêu sưng, giảm đau.

19 kỹ thuật xoa bóp

#2. Xoa

Sử dụng vân của ngón tay, gốc bàn tay, hoặc vùng mô của ngón út, ngón cái để xoa tròn trên da, tại điểm đau. Thường áp dụng cho vùng bụng hoặc nơi bị sưng đỏ.

Kỹ thuật xát có tác dụng tăng cường tiêu hóa, giảm sưng đau, thông khí huyết.

#3. Day

Sử dụng gốc bàn tay, hoặc mô của ngón cái, ngón út, hơi dụng sức để ấn xuống da, thực hiện di chuyển theo các đường tròn.

Tay của người thực hiện và da của người bệnh dính với nhau. Da người bệnh di chuyển theo tay của người thực hiện.

Động tác này thường được làm châm, tốc độ mạnh – nhẹ, rộng – hẹp thì tùy thuộc tình trạng bệnh lý.

Kỹ thuật day thường thực hiện ở những nơi có nhiều cơ, bị đau, có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, thanh nhiệt, khu phong, hỗ trợ tiêu hóa.

#4. Ấn

Sử dụng ngón tay, gốc bàn tay, mô của ngón tay cái hoặc ngón út để ấn vào một vị trí nào đó, có thể là 1 huyệt đạo.

Tác dụng cả kỹ thuật ấn là tác động qua da vào thịt, xương, hoặc huyệt.

19 kỹ thuật xoa bóp

#5. Miết

Sử dụng vân ngón tay cái để miết vào da người bệnh theo hướng lên – xuống – trái – phải. Tay của người thực hiện di chuyển và kéo căng da người bệnh.

Kỹ thuật miết thường sử dụng cho vùng đầu, bụng; Có tác dụng làm trấn tĩnh, sáng mắt, khai khiếu (làm cho bệnh nhân tỉnh lại), bình can giáng hỏa. Nếu miết từ huyệt Trung Quản xuống tới rốn tốt cho trẻ ăn không tiêu.

#6. Phân

Sử dụng vân các ngón hoặc mô của ngón út (cả 2 bên tay), từ cùng một chỗ tẽ qua hai bên ngược hướng với nhau. Có thể di chuyển trên da người bệnh hoặc dính vào da của người bệnh.

Kỹ thuật phân thường được sử dụng ở vùng đầu, mặt, ngực, lưng; Có tác dụng lưu thông khí huyết, bình can, giáng hỏa.

#7. Hợp

Sử dụng vân ngón tay hoặc mô của ngón út (cả 2 tay) từ hai vị trí khác nhau di chuyển ngược chiều đến cùng một vị trí.

Thường được sử dung cho vùng đầu, bụng, lưng; Có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bình can, giáng hỏa, trợ chính khí.

19 kỹ thuật xoa bóp

#8. Véo

Sử dụng ngón tay cái kết hợp cùng ngón trỏ để kẹp và kéo da lên. Làm liên tục với cả 2 tay để da của người bệnh luôn ở trạng thái cuộn giữa các ngón tay của người thực hiện.

Kỹ thuật véo thường áp dụng ở vùng lưng và trán; Có tác dụng nâng cao chính khí , thanh nhiệt cho cơ thể, khu phong tán hàn

#9. Âm

Trước khi bấm cần cắt móng tay, để ngón tay hướng xuống và vuông góc, bấm từ từ, cho tới khi người bệnh thấy tức nặng thì dừng, giữ trong 1 phút. 

Kỹ thuật âm sử dụng ngón tay cái để bấm vào các huyệt Nhân Trung, Thập Tuyên, Thừa Tương để giúp người bị ngất, choáng được tỉnh táo trở lại. Việc 

#10. Điềm

Sử dụng đầu ngón tay cái, kết hợp với đốt thứ hai của ngón trỏ hoặc ngón giữa, khuỷu tay, dùng sức để ấn vuông góc vào một vị trí nhất định, có thể là 1 huyệt. Đây là kỹ thuật tả mạnh nhất của xoa bóp, nên cần cần trọng và căn cứ vào thể trạng của người bệnh để dùng lực.

Kỹ thuật điềm thường dùng ở vùng mông, lưng, thắt lưng, tay, chân; Có tác dụng khai thông những điểm tắc nghẽn, giảm đau, tán hàn.

19 kỹ thuật xoa bóp

#11. Bóp

Sử dụng 2 bàn tay, các ngón để vừa bóp đồng thời hơi kéo thịt lên, nhưng không để thịt và gân trượt dưới tay (vì có thể gây đau).

Kỹ thuật bóp thường áp dụng cho cổ, vai, gáy, nách, lưng trên, chân, tay… Lực tác động mạnh hay nhẹ tùy theo khả năng chịu đau của từng người.

#12. Đấm

Người thực hiện nắm tay lại rồi dùng phần mô ở gần ngón út để đấm, có thể áp dụng ở nhiều vị trí như lưng, mông, đùi.

Kỹ thuật đấm có tác dụng khu phong, tán hàn, lưu thông khí huyết.

#13. Chặt

Duỗi thẳng bàn tay, dùng mô của ngón út để chặt liên tục vào cơ thể. Thường dùng ở lưng, mông, đùi. Khi chặt ngón út sẽ va vào ngón nhẫn, ngón nhẫn va vào ngón giữa, ngón giứa va vào ngón trỏ, và phát ra tiếng kêu.

Kỹ thuật chặt có tác dụng lưu thông khí huyết, tán hàn, khu phong.

19 kỹ thuật xoa bóp

#14. Lăn

Sử dụng mu ban tay và mô ngón út hoặc các khớp ở giữa bàn vay và ngón để vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay, tạo một lực ép nhất định lần lượt lăn ở trên da người bệnh, tập trung nhiều vào các vị trí bị đaunhức.

Kỹ thuật lăn có tác động sâu, diện tích tiếp xúc hơn nên được dùng khá phổ biến. Tác dụng của nó là giảm đau, tăng vận động khớp, thông kinh lạc, giúp khí huyết lưu thông thuận lợi hơn.

#15. Phát

Hơi khum bàn tay, ở giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít lại với nhau và thực hiện phát với lực từ nhẹ tới mạnh vào vị trí cần tác động. Trong quá trình thực hiện da sẽ đỏ lên nhưng không để lại vết hằn của ngón tay như khi để thẳng ngón tay để phát.

Kỹ thuật phát thường dùng ở vai, thắt lưng, bụng, chân, tay; Tác dụng của nó là thông kinh lạc, làm mềm cơ, giảm căng cơ.

#16. Rung

Để người bệnh ngồi thẳng với hai tay buông thõng. Người thực hiện nắm 2 cổ tay của người bệnh và kéo hơi căng, đồng thời hơi dùng sức để rung từ nhẹ tới mạnh, chuyển động tương tự như làn song đi từ tay lên vai. Vừa rung vừa đưa tay người bệnh xuống từ từ, sau đó giật nhẹ một cái.

Kỹ thuật dùng thường dùng cho cánh tay.

19 kỹ thuật xoa bóp

#17. Vê

Sử dụng ngón trỏ và ngón cái để vê theo hướng thẳng.

Kỹ thuật vê thường dùng cho ngón tay, ngón chân và các khớp nhỏ. Nó có tác dụng làm trơn khớp, thông khí huyết.

#18. Vờn

Hai bàn tay hơi cong để bao lấy 1 vị trí, chuyển động ngược chiều đẻ kéo da thịt của người bệnh tại đó chuyển động theo. Dùng lực một cách nhẹ nhàng để thực hiện vờn từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên.

Kỹ thuật vờn thường áp dụng ở chân, vai, lưng, sườn. Nó có tác dụng thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, bình can, giải uất.

#19. Vận động

Tùy thuộc từng khớp mà chúng ta có cách vận động khác nhau.

Khớp vai: Đặt 2 tay người bệnh lên phía trên khớp một chút. Người thực hiện 1 tay càm cánh tay của người bệnh để vận động theo phạm vi bình thường. Nếu người bệnh bị hạn chế vận động khớp thì cần chú ý điểm này, và làm từ từ tăng dần để tránh mạnh bạo gây đau cho người bệnh.

Khớp cột sống cổ: Người thực hiện để 1 tay ở cằm, 1 tay ở chẩm, 2 tay chuyển động ngược chiều một cách nhẹ nhàng, sau đó đột ngột làm mạnh một lần, nghe có tiếng khục.

Khớp cột sống lưng: Để người bệnh nằm nghiêng, chân dưới duỗi thẳng, chân ở trên co, tay phía dưới để ở trước mặ, còn tay phía trên để quặt ở đằng sau lưng. Một tay của người thực hiện để ở mông, 1 cẳng tay đặt ở rãnh trước ngực, 2 tay chuyển động ngược chiều nhẹ nhàng, sau đó làm mạnh một cái, nghe có tiếng khục.

Kỹ thuật vận động giúp mở khớp, làm tăng khả năng hoạt động của các chi, tán nhiệt.

Trên đây là 19 kỹ thuật thường được sử dụng trong xoa bóp trị liệu. Trên thực tế mỗi lần chúng ta chỉ sử dụng một số nhất định, phổ biến nhất là: Xoa – rung - đấm – bóp - ấn - vờn – lăn - vận động. Xoa bóp khá đơn giản, do đó các bạn có thể tự áp dụng tại nhà để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như người thân trong gia đình ! 

Bài viết liên quan

Vật lý trị liệu giảm đau như thế nào?

Những cơn đau mạn tính có thể xuất hiện vào bất cư thời điểm nào, ảnh hưởng tới khả năng vận động cũng như sinh hoạt, ...

6 “chiêu” làm dịu cảm giác đau ngực trước kỳ ...

Sự thay đổi nồng độ hóc môn trong cơ thể (như estrogen và progesterone) chính là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị đau ...

Tuyệt chiêu tránh đau chân khi đi giày cao ...

Thống kê cho thấy: 73% phụ nữ thừa nhận gặp các vấn đề về chân khi sử dụng giày cao gót. 42% thừa nhận sẽ tiếp tục sử ...

Những điều cần biết về chứng nghiến răng khi ...

Nghiến răng trong khi ngủ là một chứng rối loạn vận động xảy ra trong giấc ngủ khiến cho 2 hàm răng nghiến chặt và tạo ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...