Cột sống cổ được hình thành bởi 7 đốt sống (ký hiệu từ C1 đến C7). Các đốt sống cổ nối với nhau bằng các đĩa đệm, hệ thống liên mấu khớp sau, khớp bên và các dây chằng. Cột sống cổ là điểm nối quan trọng giữa đầu và cột sống chung của cơ thể người. Có tầm vận động cao và linh hoạt, cột sống cổ rất dễ bị tổn thương, nhất là thoát vị các đĩa đệm cột sống cổ. Để khắc phục tình trạng cột sống cổ bị tổn thương, các bài tập yoga sẽ giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý khá phổ biến và nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
* Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ, trong đó phải kể tới:
Yếu tố tuổi tác gây thoái hóa.
Chấn thương cột sống cổ khi vận động hoặc khi chơi thể thao.
Ngồi làm việc sai tư thế trong thười gian dài.
Chuyển động cổ mạnh và đột ngột.
Yếu tố di truyền bệnh cơ xương khớp…
* Phân loại thoát vị đĩa đệm cột sống cổ dựa trên mức độ và nguyên nhân gây thoát vị:
Chèn ép tủy sống gây ra bệnh về tủy khiến thoạt vị đĩa đệm cột sống cổ.
Tình trạng chèn ép vào rễ thần kinh gây ra bệnh lý rễ.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ do bị chèn ép cả rễ thần kinh và tủy sống gây ra bệnh lý rễ, tủy.
* Biểu hiện cột sống cổ bị thoát vị đĩa đệm:
Xuất hiện các cơn đau nhức, khó chịu ở vùng cổ rồi lan xuống vùng vai gáy.
Cảm giác đau đầu và tê bì ở cánh tay, có thể gây tình trạng chóng mặt.
Rối loạn cảm giác vùng cổ vai và hai bên tay…
* Biến chứng có thể xảy ra nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời:
Thoát vị đĩa đệm cổ gây rối loạn tiền đình.
Thiếu máu nuôi dưỡng não.
Rối loạn cảm giác, thậm chí yếu và bị liệt 1 hoặc cả 2 tay.
Các bài tập yoga trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ
Điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chính là quá trìnhkết hợp giữa các phương pháp điều trị chuyên khoa và sự kiên trì luyện tập của người bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chúng ta cùng tham khảo một số bài tập yoga giúp giảm đau và giảm co cứng cổ cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cổ:
* Bài tập giúp căng cổ sang bên
Cách tập:
Người bệnh ngồi trên sàn ở tư thế lưng thẳng, bắt chéo chân.
Tay phải duỗi thẳng, tay trái đặt lên đỉnh đầu.
Nhẹ nhàng đẩy đầu sang trái và giữ yên tư thế trong khoảng 10 giây, rồi từ từ nâng đầu thẳng lên.
Thực hiện bài tập lặp lại 5 lần cho mỗi bên.
* Ngồi vặn mình, tập tác động lên hai bên cổ
Cách tập:
Người bệnh cần ngồi ở tư thế lưng thẳng sao cho vuông góc với sàn nhà,
Chụm 2 chân vào nhau rồi gập đầu gối trái sang bên phải sao cho gót chân trái chạm vào mông bên phải.
Gập chân phải vào và đặt cạnh đầu gối trái
Từ từ thực hện động tác xoay cổ, vai và eo về bên phải và giữ cột sống thẳng.
Ngồi vặn mình bằng cách đặt tay phải ra phía đằng sau, tay trái chống lên đầu gối phải,
Giữ nguyên tư thế trong khoảng 60 giây rồi trở về tư thế ngồi thẳng ban đầu
Đổi bên và thực hiện động tác tương tự.
* Tập duỗi cơ cổ: giúp tăng cường hoạt dịch các đốt sống, làm căng vùng ngực, cổ và căng cột sống
Cách tập:
Người bệnh gập gối ngồilên trên gót chân
Ngả người ra sau và chống 2 tay sao cho lòng bàn tay tiếp xúc với sàn, đầu ngón tay hướng ra phía ngoài.
Nâng ngực, uốn cong lưng và hạ thấp đầu ra phía sau để cổ được duỗi và kéo căng cơ ngực.
Giữ tư thế trong 30 giây rồi từ từ nâng đầu và thân người lên để trở về tư thế ban đầu.
* Đứng và cúi gập người: hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và tăng cường sự dẻo dai cho phần thân trên.
Cách tập:
Người bệnh đứng thẳng, 2 bàn chân song song mặt đất, giữ thẳng lưng, ngực ưỡn.
Vươn 2 tay lên cao, hướng thẳng lên trần nhà rồi hít sâu.
Gập người về phía trước hết mức cho đến khi tay chạm sàn thì thở ra.
Lưu ý: luôn giữ lưng thẳng, giữ tư thế này trong khoảng 5 giây rồi nâng người trở về tư thế ban đầu, lặp lại bài tập này 5 lần
Các bài tập yoga hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, nó giúp người bệnh giảm cảm giác khó chịu và giảm đau nhức. Ngoài các bài tập trên các bạn có thể kết hợp với liệu pháp massage, hoặc sử dụng ghế massage toàn thân.
Để điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm cổ thì người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị cụ thể, phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.