Béo phì luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Đây là một căn bệnh mãn tính gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và đời sống tâm lý của người bệnh. Bệnh béo phì còn có mối liên hệ mật thiết tới tim và là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý liên quan tới tim mạch.
Thế nào là béo phì?
Béo phì là bệnh mãn tính. Béo phì xảy ra khi cơ thể bị gia tăng quá mức chất béo, nó thúc đẩy và gây rối loạn chức năng mô mỡ.
Khi bị béo phì sẽ gây ảnh hưởng tới vóc dáng, khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm. Ngoài ra, béo phì còn là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, bệnh béo phì được xác định khi chỉ số BMI ≥30 kg/m2.
Những nguyên nhân gây ra bệnh béo phì
- Do yếu tố di truyền: Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận liên quan tới nhiễm sắc thể di truyền. Các gen liên quan đến BMI và chứng béo phì đã được thể hiện cao trong hệ thống thần kinh trung ương.
- Do lối sống sinh hoạt thiếu khoa học: Do tính chất công việc hàng ngày ít vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn vặt, ăn khuya thường xuyên, ăn thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo và tinh bột… Đều là nguyên nhân chính gây thừa cân, béo phì.
Ngoài ra, béo phì còn do các yếu tố như giấc ngủ bị gián đoạn, căng thẳng tinh thần, nhiễm virus, do tuổi tác, sử dụng thuốc điều trị bệnh...
Béo phì và bệnh tim mạch có liên quan với nhau như thế nào?
Khi một người mắc bệnh béo phì, nó không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Theo kết quả của các nghiên cứu thì bệnh béo phì có mối liên quan mật thiết tới bệnh tim mạch.
- Béo phì là yếu tố nguy cơ làm gia tăng mắc các bệnh liên quan tới tim mạch: Béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và bệnh tim mạch. Ngoài ra, khi cơ thể gia tăng lượng mỡ sẽ gián tiếp thúc đẩy chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh huyết khối,… từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Trong đó, phải kể tới tình trạng rối loạn lipid máu, tiểu đường tuype 2, huyết áp cao và hội chứng chuyển hóa.
- Béo phì có liên quan tới tình trạng viêm trong các bệnh lý về tim mạch: Béo phì có thể trở thành yếu tố thúc đẩy nguy cơ viêm hệ thống hoặc ngược lại khi cơ thể bị viêm sẽ thúc đẩy quá trình tạo mỡ.
Người béo phì thường xảy ra tình trạng viêm hệ thống mãn tính, sự tích tụ của mô mỡ hạ vị. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và hình thành các mảng bám. Khi mảng bám bị vỡ và hình thành huyết khối sẽ gây ra các cơn đau tim, đột quỵ não và gây tắc động mạch…
Ngoài ra, tình trạng viêm mãn tính và tích tụ mỡ ở vùng hạ vị của cơ thể cũng liên quan mật thiết tới bệnh động mạch vành. Đây là tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
- Người béo phì có thể bị suy giảm chức năng của tim: Những người bị béo phì đã được chứng minh có nguy cơ cao bị suy tim, đột quỵ và có thể mắc các bệnh lý khác liên quan tới tim mạch. Nguyên nhân từ sự phát triển rung nhĩ do béo phì đã khiến tim bị loạn nhịp, lâu dần sẽ hình thành các cục máu đông.
- Khiến tim phải hoạt động nhiều hơn: Trái tim của người béo phì sẽ phải hoạt động nhiều hơn và căng thẳng hơn. Do vậy, khi tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy tim.
Phương pháp kiểm soát bệnh béo phì
Một số cách phòng tránh bệnh béo phì để giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch:
Giảm cân
Đây là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để phòng tránh những nguy hại từ bệnh béo phì và các bệnh lý liên quan tới tim mạch.
Khi giảm được ít nhất 5kg trọng lượng, chúng ta sẽ cảm nhận rõ được sự thay đổi bên trong cơ thể. Lúc này, các chỉ số như huyết áp, mức đường huyết, cholesterol và tình trạng gây viêm khác cũng sẽ có xu hướng giảm xuống.
Tuy nhiên, để giảm cân thành công thì điều quan trọng là người bệnh béo phì phải tuân thủ nghiêm ngặt một chế độ ăn kiêng hợp lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Có thể thực hiện theo cách, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả óc chó, các loại thực phẩm từ cá, thịt…
Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, tránh ăn các loại thực phẩm có chứa lượng đường cao, món chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn…
Tăng cường tập thể dục
Mỗi ngày cần dành ra ít nhất 30 phút để tập thể dục với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân. Một số bài tập rất tốt cho việc đốt cháy mỡ thừa như chạy bộ, bơi, đạp xe, aerobic ... Luyện tập sẽ giúp lấy lại vóc dáng cân đối, đồng thời bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh. Sau khi tập bạn có thể massage xoa bóp hoặc sử dụng ghế massage để cơ thể được thư giãn cũng như tăng cường hiệu quả luyện tập.
Hạn chế uống bia, rượu
Rượu bia được xếp vào hàng chất kích thích, nó không chỉ gây hại tới sức khỏe tổng thể mà còn làm tăng nguy cơ bị béo phì cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do vậy, việc hạn chế sử dụng rượu, bia là điều cần thiết để phòng tránh bệnh béo phì.