Bệnh tim có di truyền hay không ?

Bệnh lý tim mạch và yếu tố di truyền luôn có sự liên quan tới nhau và còn có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được. Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố sẽ giúp giảm thiểu khả năng mắc bệnh, kể cả khi người đó đã có yếu tố tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch là gì?

Yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh tim mạch là những yếu tố làm gia tăng khả năng bị mắc bệnh tim mạch. Nếu một người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ thì người đó có khả năng cao mắc bệnh tim mạch.

Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch không thể thay đổi

Yếu tố giới tính: Ở người trẻ tuổi, tỷ lệ nam giới bị mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, ở độ tuổi sau mãn kinh thì tỉ lệ phụ nữ bị mắc các bệnh lý tim mạch tăng tương đương nam giới. Theo một số nghiên cứu thì nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sự suy giảm nội tiết tố của nữ giới ở thời kỳ mãn kinh đã làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Bệnh tim có di truyền hay không ?

Yếu tố tuổi: Một số nghiên cứu về dịch tễ học đã chỉ ra rằng, khi con người có tuổi đời càng cao thì nguy cơ xảy ra các biến cố về tim mạch cũng tăng lên.

Tình trạng này xảy ra là do tim đã phải làm việc trong suốt thời gian dài nên khả năng co bóp bị yếu đi, thành tim dày hơn, động mạch có thể đã bị xơ cứng và mất tính đàn hồi.

Ở người cao tuổi, khi hệ thống tim mạch bắt đầu lão hóa sẽ gây ra nhiều bệnh lý như: tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, các bệnh mạch vành,...

Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh tim mạch có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Nếu trong gia đình một người có bố mẹ, anh chị em ruột bị bệnh tim thì người đó có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh tim. 

Nếu một người có những người quan hệ huyết thống gần nhất như chị hoặc mẹ tử vong do mắc bệnh nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi thì nguy cơ cao người đó sẽ bị bệnh tim trước 65 tuổi.

Các tếu tố nguy cơ mắc bệnh tim có thể thay đổi

Bệnh tim có di truyền hay không ?

Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi, được hình thành trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, việc thay đổi và điều chỉnh những yếu tố này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch di truyền.

Một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi như:

-    Môi trường sống áp lực gây căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng huyết áp

-    Khi cơ thể có lượng cholesterol trong máu cao dễ dẫn tới nguy cơ rối loạn mỡ máu

-    Ít vận động, lười tập thể dục thể thao

-    Cơ thể bị thừa cân, béo phì

-    Chế độ ăn uống không phù hợp: ăn ít chất xơ, đưa vào cơ thể nhiều chất béo, đường và cholesterol

-    Thường xuyên uống rượu bia, hút nhiều thuốc lá…

Yếu tố di truyền ảnh hưởng tới bệnh lý tim mạch như thế nào?

Bệnh tim có di truyền hay không ?

Yếu tố di truyền có khả năng ảnh hưởng tới bệnh lý tim mạch, tuy nhiên nó chỉ chiếm rất ít phần trăm. Phần lớn những người mắc bệnh lý tim mạch là do lối sống không lành mạnh.

Một số bệnh lý liên quan tới tim mạch, có thể có tính chất di truyền như: Bệnh giãn cơ tim, cơ tim phì đại, bệnh mạch vành, bệnh cao huyết áp, bệnh rối loạn nhịp tim...

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu một người mà trong gia đình có bố mẹ hay ông bà mắc những bệnh lý kể trên thì người đó sẽ có khả năng bị di truyền gen bệnh và nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần người bình thường.

Phương pháp phòng tránh bệnh lý tim mạch

Các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim thì việc duy trì lối sống khỏe mạnh và khoa học, có chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Các loại thực phẩm nên ăn:

- Ngũ cốc: nên ăn ngũ cốc nguyên cám, 

- Tăng cường ăn các loại rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất vi lượng … sẽ rất tốt cho tim mạch.

- Lưu ý kiểm soát chất béo, hàm lượng calo, cholesterol trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày.

Bệnh tim có di truyền hay không ?

Những loại thực phẩm cần tránh:

- Không nên ăn các loại thực phẩm gây hại cho tim như: thực phẩm chế biến sẵn; Đồ ăn nhanh; Đồ chiên rán;Nội tạng động vật; Các loại dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa như dầu cọ, dầu dừa …

- Không uống rượu bia và các loại thức uống có ga,

- Không hút thuốc lá

- Hạn chế lượng muối và lượng đường đưa vào cơ thể mỗi ngày.

Ngoài ra, cần tránh căng thẳng, stress, chăm chỉ vận động, luyện tập thể thao. Có thể lựa chọn cho mình những muôn thể thao phù hợp, tốt cho tim mạch như: đi bộ, yoga, bơi lội, bóng bàn, cầu lông...

Bạn cũng có thể áp dụng liệu pháp massage hoặc sử dụng ghế massage tại nhà để cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng.

Như vậy, đối với những người có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch thì việc người đó càng giữ lối sống khoa học, lành mạnh sẽ càng giúp giảm thiểu yếu tố nguy cơ mắc bệnh để luôn có một trái tim khỏe.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Hiểu về bệnh tim thiếu máu cục bộ mãn tính

Khi lưu lượng máu đến tim bị giảm sẽ dẫn đến tình trạng cơ tim không nhận đủ oxy và gây ra cơn đau thắt ngực. Cơn đau ...

Nhịp tim bao nhiêu là nhanh?

Đối với mỗi người khác nhau, nhịp tim có thể nhanh chậm không giống nhau. Nhịp tim nhanh có thể là điều bình thường ...

Tác dụng của massage cho bệnh nhân đột quỵ

Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tim mạch và huyết áp. Đây là tình trạng não bộ mất chức ...

Lợi ích tuyệt vời của việc mát – xa ngực

Tại Nhật Bản, mát – xa ngực là một thói quen không thể thiếu của phụ nữ hiện đại. Còn tại Việt Nam ngày nay, việc mát – ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...