Bí quyết giảm căng cơ sau khi luyện tập thể thao

Căng cơ là tình trạng khi vận động quá mức khiến các thớ cơ bị căng giãn vượt mức giới hạn chịu đựng của cơ. Căng cơ thường gặp nhất ở những người luyện tập, thi đấu thể thao, người lao động nặng. Các vùng dễ bị căng cơ nhất là cổ, thắt lưng, chân, tay…gây cảm giác khó chịu và hạn chế vận động.

Bí quyết giúp giảm tình trạng căng cơ

Sau khi luyện tập thể thao, nếu gặp tình trạng căng cơ hãy thực hiện một số biện pháp sau sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng căng cơ.

- Cần có thời gian nghỉ ngơi: Cần dừng ngay luyện tập thể thao khi xuất hiện tình trạng căng cơ. Trong thời gian vài ngày cần tránh vận động các vùng cơ bị tổn thương để cơ được nghỉ ngơi.

- Sử dụng phương pháp chườm lạnh: Vùng cơ bị chấn thương được chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng. Hãy dùng khăn hoặc túi đựng đá để chườm vào vùng tổn thương, tránh chườm lạnh trực tiếp. Cứ khoảng 1 giờ hãy chườm lạnh vào vùng bị căng cơ từ 10 – 15 phút, lặp lại từ 1 đến 3 ngày.

Cần lưu ý khoảng cách giữa mỗi lần chườm, hãy để vùng bị tổn thương trở lại nhiệt độ bình thường rồi mới chườm lạnh tiếp.

- Băng bó cơ: Để tránh các vùng căng cơ không bị tổn thương thêm hãy dùng băng nén có độ đàn hồi tốt để quấn xung quanh vùng bị tổn thương, như vậy sẽ giúp giảm sưng. Không nên quấn băng quá chặt tránh ảnh hưởng tới quá trình lưu thông và tuần hoàn máu.

- Phương pháp chườm ấm: Sau khi kết thúc khoảng 1 – 3 ngày chườm lạnh, có thể chuyển sang phương pháp chườm ấm sẽ giúp máu lưu thông đến cơ thuận tiện hơn.

- Khi bị căng cơ hãy lưu ý kê vùng bị căng cơ cao hơn tim để tránh sưng đau.

- Sau khi vùng căng cơ đã bớt đau và giảm sưng hãy xoa bóp cơ bắp, vận động nhẹ nhàng để tập giãn cơ.

căng cơ

Thông thường, những trường hợp bị căng cơ nhẹ, tổn thương sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng 2 – 3 ngày. Sau khoảng thời gian này người bệnh có thể quay trở lại luyện tập nhẹ nhàng, sau đó tăng dần để cơ thể thích nghi.

Những trường hợp bị căng cơ nặng, đã qua thời gian sơ cứu nhưng vẫn chưa khỏi, nếu cơn đau kéo dài trên 2 tuần thì hãy tới bệnh viện để thăm khám và được điều trị kịp thời.

Những điều cần tránh khi bị căng cơ

Khi bị căng cơ sau khi luyện tập thể thao, cần lưu ý không nên thực hiện các cách sau:

- Tuyệt đối không dùng dầu nóng, rượu thuốc xoa bóp vào vùng cơ bị tổn thương bởi nó có thể khiến dây chằng bị chai xơ, mất độ đàn hồi, dây chằng sẽ bị yếu, thậm chí khi cử động mạnh sẽ có thể bị chấn thương trở lại. Điều này cũng tương tự nếu như bạn sử dụng chế độ nhiệt nóng trên ghế massage toàn thân.

- Khi bị căng cơ cần nghỉ ngơi, không nên vận động mạnh: Trường hợp bị tổn thương gân cơ khi chơi thể thao thường là khi bạn đang chơi với tất cả khả năng của mình. Vì thế sau thời gian bị chấn thương, bạn cần điều chỉnh thể lực, giảm khối lượng tập để cơ thể có thời gian được nghỉ ngơi, tránh các biến chứng.

căng cơ

Biện pháp phòng tránh căng cơ khi tập thể thao

Khi luyện tập thể thao, cần thực hiện một số biện pháp để tránh tình trạng căng cơ như:

- Hãy khởi động kỹ trước khi tập luyện: Khi khởi động trước sẽ giúp làm giãn cơ từ từ và không gây ảnh hưởng đến cơ bắp. Như vậy, khởi động chính là bài tập có cường độ nhẹ để cơ làm quen dần với cường độ luyện tập, đồng thời cũng giúp máu lưu thông đều tới các cơ.

- Áp dụng spors massage – massage thể thao trước và sau khi luyện tập cũng như thi đấu sẽ giúp cho các bạn hạn chế được chấn thường và hồi phục nhanh hơn. Một số loại máy massage chân và ghế massage có tính năng massage chân chuyên sâu sẽ giúp ích rất nhiều trong những trường hợp như thế này.

- Lưu ý uống đủ nước mỗi ngày: Cơ thể sẽ bị mất nước trong quá trình luyện tập, vì thế cơ thể cần được bù đủ lượng nước để làm mát và điều chỉnh thân nhiệt, giúp các khớp được bôi trơn, các dưỡng chất sẽ dễ dàng được vận chuyển tới các bộ phận trong cơ thể… Nếu bạn uống ít nước, khi luyện tập cơ thể sẽ cảm thấy mệt, cơ có thể bị đau nhức, bị căng cơ, thậm chí bị choáng và chóng mặt…

- Nghỉ ngơi đầy đủ sau khi luyện tập: Khi các nhóm cơ phải chịu sức vận động ở cùng một bài tập, cơ sẽ cần 48 giờ để nghỉ ngơi. Trường hợp các cơ không được nghỉ ngơi đủ, các cơ bắp sẽ bị tổn thương và gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ.

- Luyện tập cần đảm bảo đúng kỹ thuật: Hãy luyện tập theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên, thực hành bài tập đúng kỹ thuật mới có thể phòng tránh được các vấn đề về khớp và căng cơ.

- Sau mỗi lần kết thúc bài tập cần giãn cơ: Giãn cơ sẽ giúp cơ tăng khả năng đàn hồi, đồng thời động tác giãn cơ cũng giúp lượng máu từ cơ về tim được điều chỉnh.

- Luyện tập phù hợp với sức của mình: Các cơ cần được làm quen với cường độ trong quá trình luyện tập thể thao. Trường hợp bạn gắng tập quá sức sẽ vượt quá sự chịu năng của cơ, dễ gây chấn thương.

Trường hợp nào bị căng cơ do tập thể thao cần phải gặp bác sĩ?

Trong khi luyện tập thể thao bị căng cơ, hãy tới gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

- Vùng bị thương cảm thấy đau nhiều, nhất là khi chạm vào hoặc khi cử động.

- Vùng chấn thương bị bầm tím ngày càng tăng.

- Người bệnh cảm thấy tê ở vùng bị chấn thương.

- Có dấu hiệu xuất hiện nhiễm trùng ở chỗ bị bong gân và căng cơ.

- Có hiện tượng biến dạng hoặc cong phần xương khớp nơi bị chấn thương.

- Tình trạng đau kéo dài…

Trên đây là một số Bí quyết giảm căng cơ sau khi luyện tập thể thao từ ghế massage Okasa. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến tình trạng căng cơ, massage liệu pháp, ghế massage... Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Triệu chứng dây chằng chéo đầu gối bị đứt

Đứt dây chằng chéo đầu gối, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ xảy ra biến chứng và gây trở ngại cho vận động ...

Hiểu về bong gân cổ tay, cổ chân

Bong gân là tình trạng xảy ra khi gặp chấn thương khiến cho các dây chằng bị giãn hoặc bị rách. Trong đời sống hàng ...

Tìm hiểu về bệnh thoát vị hoành

Hiện tượng phần trên của dạ dày bị nhô lên thông qua cơ hoành, phần nhô bất thường đó của dạ dày lọt vào trong khoang ...

Những loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe

Tình trạng loãng sẽ khiến chất lượng xương bị giảm dẫn tới xương bị tổn thương và làm tăng nguy cơ gãy xương. Hiện nay, ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...