Van tim có cấu trúc rất đặc biệt, nó làm nhiệm vụ đảm bảo cho máu lưu chuyển giữa các buồng tim theo một chu trình nhất định. Van tim cũng giống như bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể, có thể mắc bệnh và gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Tìm hiểu về van tim
Trái tim con người được cấu tạo bởi tổ chức liên kết do nội tâm mạc bao quanh. Trong đó, van tim sẽ quyết định hướng chảy tuần hoàn máu theo một chiều nhất định.
Nằm ở trung tâm là 4 loại van tim chính, bao gồm:
- Van ba lá
Nhiệm vụ của van ba lá: mở ra cho máu đi một chiều từ nhĩ phải xuống thất phải và nó sẽ đóng lại khi dòng máu được bơm từ thất phải qua van động mạch phổi để đi vào động mạch phổi và đưa máu lên phổi để trao đổi oxy.
- Van động mạch phổi
Được cấu tạo bởi 3 van nhỏ hình tổ chim nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi. Nếu van động mạch phổi hở, nó sẽ khiến van tim không khép kín, máu bị chảy ngược về tim, làm cho hiệu suất trao đổi oxy của cơ thể bị giảm sút.
- Van hai lá
Có vị trí nằm giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái, van hai lá có vai trò để máu đi một chiều từ nhĩ trái xuống thất trái, rồi dòng máu từ thất trái sẽ đi qua van động mạch chủ vào động mạch chủ và đưa máu đi nuôi toàn cơ thể.
- Van động mạch chủ
Có vị trí nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ.
Thế nào là bệnh van tim?
Bệnh van tim thường là tổn thương hẹp van tim hoặc hở van tim, cũng có trường hợp một van tim sẽ bị tổn thương cả hẹp và hở.
Thông thường, cấu trúc của hệ thống van tim sẽ đảm bảo cho máu lưu chuyển giữa các buồng tim theo một chu trình một chiều nhất định.
Van tim bình thường sẽ có cấu trúc thanh mảnh, mềm mại và được cấu tạo bởi các lá van tim, được cố định bằng các dây chằng, cột cơ. Tuy nhiên, vì nguyên nhân nào đó mà các lá van này mất đi độ mềm mại, bị dày lên, dính vào nhau hoặc bị vôi hóa, dây chằng cố định bị sa hoặc đứt khiến van không hoạt động bình thường đượcdẫn đến các bệnh lý van tim.
Khi mắc bệnh lý hẹp van tim sẽ làm hạn chế khả năng mở của van tim, gây cản trở dòng máu.
Tình trạng hở van tim xảy ra khi các van tim đóng lại không kín do giãn vòng van, thoái hoá, dính, co rút... làm cho dòng máu có thể trào ngược lại trong thời kỳ đóng van.
Nếu van tim gặp tổn thương hẹp hoặc hở, đều có thể gây ra các rối loạn lưu chuyển máu dẫn đến hậu quả bệnh lý từ mức độ nhẹ đến nặng.
Một số bệnh lý thường gặp nhất ở van tim là: Hẹp van hai lá; Hở van hai lá; Hẹp van động mạch chủ; Hở van động mạch chủ.
Bệnh lý ít gặp hơn là: Hẹp van động mạch phổi; Hở van động mạch phổi; Hẹp van ba lá; Hở van ba lá.
Những nguyên nhân gây ra các bệnh lý ở van tim
- Do sự thoái hóa về cấu trúc van tim: Thoái hóa cấu trúc là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hở van tim. Theo thời gian, cấu trúc nâng đỡ van tim bị suy yếu, bị giãn ra khiến cho van tim không thể đóng chặt được.
- Bị bệnh thấp tim: Bệnh thấp tim là tình trạng do nhiễm liên cầu khuẩn gây ra làm van tim bị viêm, tổn thương van tim vĩnh viễn…
- Một số nguyên nhân khác gây bệnh lý van tim bao gồm: Vôi hóa van tim (thường gặp trong hẹp van động mạch chủ ở người cao tuổi); Do bệnh giãn cơ tim; Bệnh phì đại cơ tim; Người bệnh mắc một số dị tật bẩm sinh; Bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn; Trường hợp bị hở van tim sau phẫu thuật van; Do biến chứng của một số bệnh ít gặp…
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý van tim
- Người bệnh bị khó thở: Khó thở xảy ra khi người bệnh tập luyện hoặc gắng sức, thậm chí người bệnh còn bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Triệu chứng này thường xuất hiện khi van tim bị hẹp, khiến phổi bị ứ huyết.
- Cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, có thể bị ngất: Tình trạng này xảy ra do lượng máu xuống tâm thất trái bị giảm khiến nguồn máu đi nuôi cơ thể bị giảm theo.
- Xuất hiện cơn đau ngực: Do lượng máu qua động mạch vành nuôi cơ tim bị giảm.
- Nhịp tim nhanh, nhịp tim bất thường: Khiến người bệnh luôn có cảm giác đánh trống ngực.
Các bệnh lý ở van tim có thể gây ra biến chứng
- Bệnh lý rung nhĩ: Rung nhĩ là tình trạng tim đập nhanh và bất thường do rối loạn dẫn truyền dòng điện, nó có thể khiến người bệnh luôn có cảm giác đánh trống ngực.
- Bệnh suy tim: Các triệu chứng thường gặp nhất của suy tim là: Người bệnh cảm thấy khó thở, mệt mỏi, và bị phù.
- Biến chứng gây đột quỵ: Đột quỵ xảy ra khi huyết khối hình thành bên trong tâm nhĩ trái bị giãn hoặc rung nhĩ, nếu đi vào dòng máu và bị kẹt lại chỗ mạch máu nhỏ và gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu đó.
- Biến chứng làm viêm nội tâm mạc: Xảy ra khi van tim bị hư hại dễ bị nhiễm khuẩn hơn van tim bình thường.
Để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch cần xây dựng một chế đô ăn uống khoa học, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao đều đặn, giữ cho tâm trạng lạc quan, vui vẻ. Bên cạnh đó các bạn cũng nên trang bị và sử dung ghế massage tại nhà.
Liệu pháp massage là phương pháp thư giãn và chăm sóc sức khỏe giúp cơ thể khỏe mạnh hơn với nhiều lợi ích như: Tuần hoàn máu tốt hơn, giảm áp lực co bóp cho tim, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể...