Mạch Nhâm bắt đầu từ phía dưới tử cung ở nữ, và sau tuyến tiền liệt ở nam, ra huyệt Hội âm, sau đó chạy ra trước bụng và ngực, lên đến cổ họng rồi tới môi, kết thúc tại huyệt Thừa tương ở bên dưới môi.
Chức năng của mạch Nhâm
Mạch nhậm chạy dọc theo khu vực giữa bụng và ngực, cai quản các kinh âm ở bên trong cơ thể. Theo các sách y học cô truyền: Mạch Nhậm giao với các kinh âm ở tay và chân, có tác dụng điều hòa âm - dương ở bên trong cơ thể, kiểm soát âm kinh.
( Xem thêm: Hệ thống Kinh lạc và Huyệt đạo trên cơ thể )
Nhâm còn có nghĩa là hoài thai, nuôi dưỡng. Vì vậy, đây cũng là mạch có mối liên quan chặt chẽ với quá trình mang thai, dưỡng thai ở người phụ nữ, cũng như chu kì kinh nguyệt.
Nếu Nhâm mạch bị hư hàn thì có thể rất dễ bị lạnh ở vùng bụng, hình thành u mỡ.
Các huyệt thường dùng
Huyệt Thần khuyết - Trị đổ mồ hôi
Vị trí của huyệt Thần khuyết nằm ở giữa rốn.
Đây là một trong những huyệt đạo quan trọng nhất của cơ thể. Ngay khi còn là bào thai thì huyệt cũng đã có mối liên hệ với các cơ quan lục phủ, ngũ tạng của cơ thể.
Khi bị ngấn có thể sơ cứu bằng cách cứu huyệt này cho tới khi tỉnh. Có thể thực hiện cứu trực tiếp hoặc đặt một nắm muối lên rồi tiến hành cứu qua muối.
Ngoài ra để phục hồi thể lực, trị suy nhược.
Để trị các chứng sợ lạnh vào mùa đông cũng như ra mồ hôi và sợ nóng vào mùa hè có thể cứu nhiều lần: 10 phút ở lần đầu tiên (nhưng không quá nóng); Ở các lần sau có thể có thể tăng dần 5 phút; Nhưng về lâu dài thì tối đa không quá 30 phút. Người khỏe sẽ thấy nóng nhanh hơn là người yếu, khi trị liệu mà càng thấy nhanh nóng là sức khỏe đang được phục hồi tốt.
Khi tiến hành giác hơi huyệt Thần khuyết có thể trị chướng bụng, tiêu chảy, đau ở bụng.
Huyệt Trung quản - Tốt cho dạ dày và đường ruột
Vị trí của huyệt Trung quản nằm ở giữa bụng, là trung điểm của đường thẳng nối mỏm ức và rốn. Cách xác định khác là các bạn từ rốn đo lên 4 thốn.
Huyệt thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng như: Đau dạ dày, đầy hơi, bị sa dạ dày, ợ chua, nôn ói, bao tửa và tỳ bị hư nhược.
Khi cần điều trị nhanh thì giác hơi. Khi cần điều dưỡng thì xoa bóp, day ấn hoặc tiến hành cứu ngải thường xuyên, mỗi lần trong khoảng thời gian từ 2 - 5 phút hoặc có thể lâu hơn tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Huyệt Đàn trung - Gia tăng tuổi thọ
Vị trí của huyệt Đàn trung nằm ở trên xương ức, chính giữa 2 núm vú.
Theo các thầy thuốc Đông y, việc thường xuyên xoa bóp huyệt Đản trung là cách dưỡng sinh tốt cho cơ thể. Các bạn dùng mô của bàn tay để xoa quanh huyệt đạo liên tục theo chiều dọc cho tới khi nóng lên. Khi đó, bạn có thể cảm thấy có luồng khí ấm từ từ lan ra toàn bộ các cơ quan, bộ phận.
Chị em phụ nữ trước thời điểm sinh 01 tháng có thể tiến hoành xoa bóp nhẹ nhàng quanh huyệt Đản trung, kết hợp với các huyệt Thiếu trạch, Nhũ căn có tác dụng gọi sữa về.