Cách giảm đau cho người bệnh cơ xương khớp

Bệnh cơ – xương – khớp là những bệnh lý tương đối phổ biến, tuy không đe dọa tính mạng nhưng gây đau nhức khiến cho người bệnh khó chịu, bị hạn chế vận động, ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách giảm đau cho người bệnh cơ xương khớp nhé.

Hiểu về bệnh cơ xương khớp

Nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp

Các yếu tố nguy cơ gồm:

- Tuổi tác: Người cao tuổi dễ bị mắc bệnh cơ xương khớp do tác động của quá trình thoái hóa.

- Nghề nghiệp: Những người do công việc phải đứng nhiều (giáo viên, lễ tân), ngồi lâu một chỗ (nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên), ngồi sai tư thế, thường xuyên phải mang vác vật nặng, vận động thể thao quá mức… cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cơ xương khớp.

Cách giảm đau cho người bệnh cơ xương khớp

Triệu chứng bệnh cơ xương khớp

Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên các dấu hiệu phổ biến gồm: Cơ thể mệt mỏi, ngứa ran, đau khi ấn vào vùng bị tổn thương, viêm, sưng, đỏ, rối loạn giấc ngủ, tế hoặc cứng cơ, cứng khớp, cơ yếu, giảm lực cầm nắm.

Chẩn đoán bệnh cơ xương khớp

Để chẩn đoán bệnh các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm và kểm tra tại vùng bị tổn thương, nhận biết các yếu tố: Đau, tấy đỏ, độ yếu cơ, teo cơ.

Các bác sĩ cũng có thể kiểm tra độ linh hoạt phản xạ. Bởi phản xạ bất thường có thể là dấu hiệu cho thấy tổn thương thần kinh.

Một số xét nghiệm hình ảnh như CT, MRI có tác dụng kiểm tra xương và mô mềm.

Xét ngiệm máu cũng có thể được tiến hành để tìm kiếm hoặc loại trừ viêm (ví dụ viêm thấp khấp).

Điều trị bệnh cơ xương khớp

Tùy thuộc kết quả chẩn đoán cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể. Cơn đau không thường xuyên thì người bệnh sẽ được khuyên tập thể dục theo thể trạng kết hợp với dùng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn.

Cách giảm đau cho người bệnh cơ xương khớp

Nếu triệu chứng đau nghiêm trọng hơn bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kê đơn, gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Người bệnh cũng có thể được áp dụng phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Các biện pháp điều trị bệnh cơ xương khớp giúp người bệnh giảm đau, lấy lại biên độ vận động. Dưới đây là một số biện pháp được sử dụng phổ biến.

Liệu pháp RICE

Gồm 4 bước:

Nghỉ ngơi: Hạn chế vận động để không làm trầm trọng thêm vết thương.

Chườm lạnh: Trong 15 – 20 phút, ngày 2 – 3 lần, trong 2 – 3 ngày đầu.

Cố định chỗ bị đau: Bó hoặc sử dụng nẹp đế vết thương mau phục hồi.

Nâng cao vị trí bị thương lên 15 – 20 cm khi nằm hoặc nghỉ để tuần hoàn máu tốt hơn.

Sử dụng thuốc

Người bệnh được chỉ định các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp dễ ngủ hơn. Ngoài thuốc uống còn có thuốc tiêm, kem bôi ngoài da.

Nắn chỉnh xương

Các bác sĩ tiền hành các thao tác nắn chỉnh để giảm đau, tăng cường khả năng vận động, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Các động tác kéo và nắn nhẹ nhàng được áp dụng rất hiệu quả cho các vấn đề liên quan tới cột sống.

Cách giảm đau cho người bệnh cơ xương khớp

Liệu pháp trị liệu thần kinh cột sống

Sử dụng các thao tác của tay để tác động lên cột sống giúp điều chỉnh các khớp cột sống bị tổn thương hoặc hạn chế vận động.  Liệu pháp này được sử dụng để điều trị các bệnh lý cơ xương khớp mà nguyên nhân do sự va chạm của cơ xương khớp với hệ thần kinh.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là biện pháp điều trị không xâm lấn, gồm nhiều kĩ thuật khác nhau, sử dụng các tác nhân vật lý như cơ học, dòng điện, sóng, nhiệt… để tác động vào cơ thể.

Nếu người bệnh bị nặng hoặc suy nhược cơ xương khớp thì vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, khớp linh hoạt hơn. Các bài tập phục hồi chức năng sẽ giúp lấy lại biên độ vận động.

Massage trị liệu

Massage xoa bóp có tác dụng giãn cơ, giảm đau. Nó có lịch sử lâu đầu, và hiện nay phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có rất nhiều phương pháp massage khác nhau: Liệu pháp mùi hương, massage mô sâu, massage đá nóng…

Cách giảm đau cho người bệnh cơ xương khớp

Châm cứu và bấm huyệt

Đây là những biện pháp phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc. Nó được xây dựng dựa trên cơ sở về hệ thống kinh lạc, huyệt đạo trên cơ thể. Các chuyên gia trị liệu sử dụng những cây kim dài để châm vào cơ thể, sau dưới da để đặt tới mục đích khai thông các vị trí tắc nghẽn, cân bằng âm và dương khí, giảm đau, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật.

Bấm huyệt sử dụng các ngón tay để tác động vào hệ thống huyệt trên cơ thể. Có 108 huyệt chính được chia là 36 tử huyệt và đại huyệt, ngoài ra còn có rất nhiều huyệt khác ít phổ biến hơn, được nghiên cứu và bổ sung theo thời gian.

Bệnh cơ xương khớp gây đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Hy vọng các kiến thức trên đây giúp các bạn hiểu hơn về các bệnh này, từ đó chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn !

Bài viết liên quan

8 cách phòng ngừa và trị chứng chuột rút ở ...

Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng cơ tay đột nhiên co rút, khiến tê liệt, không thể cử động trong khoảng thời gian ngắn. ...

Tại sao mẹ bầu thường hay mất ngủ?

Mất ngủ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ mang bầu. Khi phụ nữ mang thai bị mất ngủ triền miên sẽ ...

Hiện tượng đau tăng trưởng ở trẻ em

Nếu vào một lúc nào đó, con bạn nói rằng bé bị đau nhức cơ chân, nhất là vào buổi chiều và tối trước khi đi ngủ thì bạn ...

9 bí quyết giúp giảm thiểu căng thẳng

Căng thẳng là một trong những vấn đề phổ biến hiện nay do áp lực công việc, trục trặc trong đời sống tình cảm, ăn uống ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...