Bong gân chính là tình trạng kéo giãn hoặc rách dây chằng (dải mô xơ cứng nối hai xương với nhau) trên cơ thể người mắc phải. Trong đời sống, chúng ta hay gặp nhất là bong gân ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, vai ...
Bong gân là tình trạng phổ biến mà con người dễ mắc phải trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Đây là một loại bệnh không quá gây nguy hiểm cho người không phải, nhưng có thể tạo ra những cơn đau khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Dưới đây là những thông tin “bỏ túi” về tình trạng bong gân và hướng dẫn điều trị tại nhà bằng cách massage bấm huyệt cho người bong gân.
Nguyên nhân chính gây ra bong gân
Ngã, xoắn người hoặc chấn thương khớp chính là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bong gân. Khi bạn sơ ý gặp phải một trong những tổn thương trên, khớp trên cơ thể sẽ bị lệch khỏi phạm vi chuyển động bình thường, từ đó dây chằng sẽ bị kéo giãn hoặc rách gây ra bong gân.
Bạn nên hạn chế hoặc rất cẩn thận đối với những tình huống sau để không gặp phải tình trạng bong gân:
- Uốn/ xoay người một cách đột ngột
- Đi/ chạy trên đường gồ ghề, không phải mặt phẳng
- Đi giày cao gót quá cao
- Ngã tiếp đấy bằng cổ tay hoặc bàn tay
- Chơi các môn thể thao dùng cổ tay (tennis, cầu lông, bóng rổ ...)
- Chơi các môn thể thao tiếp xúc (bóng đá)
Triệu chứng bong gân
Hiện tượng bong gân thường đi kèm với cảm giác đau nhói như bị điện giật ở vùng khớp không may bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn cảm giác đau nữa. Sau khoảng gần 1 tiếng đồng hồ, người bệnh lại gặp những cơn đau nhức quay trở lại. Lúc này, xung quanh khớp xuất hiện sưng tấy và nếu nhẹ nhàng lật khớp lại người bệnh sẽ thấy đau nhói như bị điện giật.
Có 3 cấp độ bong gân bạn cần lưu ý để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời :
- Cấp độ 1 – Bong gân mức độ nhẹ: Dây chằng bị giãn dài một ít
- Cấp độ 2 – Bong gân mức độ trung bình: Dây chằng bị rách một phần
- Cấp độ 3 – Bong gân mức độ nặng: Đứt hoàn toàn dây chằng.
Tùy theo từng cấp độ, bạn sẽ biết mình có nên đi gặp bác sĩ hay không. Đối với người bị bong gân nhẹ, đọc thông tin dưới đây hướng dẫn cách massage bấm huyệt cho người bong gân.
Điều trị bong gân bằng massage bấm huyệt
Hiên nay, do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, bong gân cổ chân là tình trạng thường gặp nhất. Khi bạn bị bong gân cổ chân ở mức nhẹ, hãy trị bong gân bằng các động tác massage bấm huyệt Giải Khê, Khâu Thư, Chiếu Hải và Thái Khê.
Các bước massage bấm huyệt cho người bong gân:
- Bước 1: Chuẩn bị một chiếc đệm êm để ngồi trong tư thế cẳng chân bị bệnh chống lên, chân không bị bệnh co lại.
- Bước 2: Lấy ngon tay cái day thành vòng tròn trên huyệt liên tục từ 3 – 5 phút, lực day vừa phải, không quá mạnh
- Bước 3: Nghỉ một lúc nếu thấy mỏi tay, tay vẫn tiếp tục đặt trên huyệt
- Bước 4: Tiếp tục day huyệt trong khoảng thời gian 5 – 10 phút
- Bước 5: Tự xoay khớp cổ chân theo chiều kim đồng hồ rồi theo chiều người lại. Làm nhẹ nhàng và liên tục trong 2 – 3 phút.
Đây là hướng dẫn cách massage bấm huyệt cho người bong gân ở mức độ nhẹ. Với những mức độ nặng hơn, bạn cần đến các cơ sở y tế có chuyên môn cao để chữa bệnh, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
Cách phòng ngừa tình trạng bong gân
Mách bạn những cách phòng ngừa sau để hạn chế tối đa việc mắc phải bong gân.
- Đi giày dép phù hợp
- Cẩn thận, cảnh giác khi vận động để không bị chấn thương
- Khởi động đúng cách trước khi tập thể dục
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp quanh khớp
- Nghỉ ngơi thường xuyên, kéo giãn cơ để thư giãn cơ bắp
Bài viết đã giới thiệu đầy đủ về hiện tượng bong gân xuất hiện trên cơ thể con người. Sau đó là những hướng dẫn cụ thể về cách massage bấm huyệt hiệu quả cho người bong gân. Hãy luôn ghi nhớ để đảm bảo và giữ gìn sức khỏe cho cơ thể nhé.