Bệnh lý tim mạch được xếp vào hàng các bệnh nguy hiểm bởi nó có tỷ lệ tử vong cao. Ngày nay, do những thói quen thiếu lành mạnh nên bệnh tim mạch đang có xu hướng dần trẻ hoá. Vậy làm thế nào để phòng tránh hiệu quả các bệnh lý liên quan tới tim mạch? Thông tin sẽ được đề cập trong nội dung bài viết dưới đây.
Thế nào là phòng tránh bệnh lý tim mạch?
Phương pháp rõ ràng và quan trọng nhất để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, phòng tránh đột quỵ đó là:
- Kiểm soát tốt huyết áp, bệnh đái tháo đường,
- Cần cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu,
- Không hút thuốc lá,
- Thay đổi lối sống khoa học, phù hợp
- Massage trị liệu nhẹ nhàng để cơ thể được thư gián…
Phòng ngừa bệnh tim mạch chính là phương pháp được ứng dụng để điều trị những yếu tố nguy cơ tim mạch, giúp ngăn chặn hoặc trì hoãn, đồng thời làm thay đổi sự phát triển của bệnh xơ vữa mạch máu. Phòng ngừa bệnh tim mạch còn góp phần điều trị hiệu quả biểu hiện bệnh động mạch vành.
Phòng tránh những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới bệnh lý tim mạch
Tình trạng tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp ảnh hưởng tới tim mạch
Huyết áp tối ưu khi chỉ số ở mức< 120/80 mmHg. Tình trạng tiền tăng huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg, huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg. Tăng huyết áp giai đoạn I được tính khi chỉ số huyết áp đo được ≥ 140/90 mmHg.
Bệnh nhân tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp được khuyến cáo thay đổi lối sống:
- Giảm Na, tăng K,
- Trong khẩu phần ăn cầnăn nhiều chất xơ,
- Hàng ngày nên ăn ba khẩu phần ăn sữa không béo hoặc ít béo,
- Chăm chỉ luyện tập thể dục hàng ngày,
- Giữ cân nặng ở mức cho phép,
- Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu,
- Giảm stress,
- Phụ nữ cần bổ sung folate,
- Bệnh nhân đang điều trị huyết áp cần kiểm soát huyết áp tốt.
Lối sống ít vận động là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch
Ít vận động được coi là một yếu tố nguy cơ tiên phát gây ra bệnh tim mạch, tuy nhiên, đây là yếu tố có thể thay đổi được. Ngoài ra,tập thể dục còn giúp ngăn chặn sự phát triển, cũng như sự tiến triển của bệnh tim mạch.
Khi tập thể dục thường xuyên sẽ cải thiện được tình trạng cân nặng, đồng thời kiểm soát đường huyết, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp…đây là những yếu tố giúp giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch.
Trường hợp ít vận động thường có nguy cơ bị bệnh tim mạch tương tự như hút thuốc lá. Do vậy, khi tập thể dục thường xuyên và đều đặn sẽ giúp giảm tử vong do nguyên nhân mắc bệnh tim mạch từ 20% - 25 %.
Những biện pháp ngăn chặn biến chứng bệnh đái tháo đường hiệu quả
Kiểm soát tốt lượng đường huyết bằng cách:
- Xây dựng chế độ ăn phù hợp,
- Giữ cân nặng ở mức cho phép,
- Chăm chỉ tập thể dục,
- Sử dụng thuốc hợp lý…
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
Béo phì là tình trạng trọng lượng cơ thể tăng có tính chất mãn tính, nguyên nhân là do khối lượng mỡ tăng quá mức và không bình thường. Bệnh béo phì có liên quan đến chế độ dinh dưỡng và chuyển hóa.
Nguyên nhân gây béo phì là do chế độ ăn uống làm thay đổi chế độ dinh dưỡng, do ăn nhiều đồ ăn nhanh chế biến sẵn, ít vận động.
Béo phì là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh không lây nhiễm như: Bệnh đái tháo đường; Tình trạng rối loạn lipid máu; Bệnh xơ vữa động mạch; Bệnh tăng huyết áp; Thoái hóa khớp; Bệnh ung thư...
* Phương pháp giảm cân, tránh béo phì:
Kết hợp chế độ ăn giảm cân với việc tăng cường tập luyện, vận động thể lực để tăng tiêu hao năng lượng.
Ngoài ra, người béo phì có thể được chỉ định dùng thuốc và một số can thiệp khác nhằm mục đích giảm cân để phòng tránh các biến chứng của béo phì như: Rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp...
Thuốc lá gây hại cho tim mạch
Một số nghiên cứu đã chỉ ra những người hút thuốc lá sẽ làm tăng tỉ lệ tử vong cho bệnh tim mạch. Tỉ lệ tử vong tăng gấp 10 lần do đột quỵ tim mạch ở nam, ở nữ giới là 4,5 lần so với những người không hút thuốc lá.
Ngoài ra, môi trường thuốc lá cũng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở những người không hút thuốc lá. Do vậy, bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc là góp phần quan trọng phòng tránh biến chứng tim mạch.