Cách xử lý khi bị trật khớp cổ chân

Trật khớp cổ chân là tình trạng xảy ra khi cổ chân bị chấn thương. Trật khớp cổ chân nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.

Trật khớp cổ chân là gì?

Trật khớp nói chung là tình trạng các mặt khớp với nhau hoặc giữa các đầu xương có sự di lệch đột ngột hoàn toàn hay không hoàn toàn ra khỏi vị trí của ổ khớp.

Trật khớp cổ chân là một trong những tổn thương hay gặp trên lâm sàng, cổ chân bị trật khớp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi cổ chân bị trật khớp đó là xuất hiện cơn đau ở vùng bị chấn thương. Ngoài ra, trật khớp có thể kèm theo dấu hiệu viêm khớp như viêm hoạt mạc khớp dưới sên sau tổn thương dây chằng khớp.

Vùng cổ chân là nơi tập trung nhiều tĩnh mạch nông lớn vì thế khi nơi này bị chấn thương dễ gây hiện tượng sưng phù, thậm chí là chảy máu. Trật chân có thể không có cảm giác đau nhiều nhưng vùng chấn thương sẽ bị tình trạng sưng phù kéo dài nếu không được xử lý sớm. 

Trật khớp cổ chân có thể còn khiến khớp bị biến dạng, các vậnđộng như gấp duỗi bị giới hạn, chân đi khập khiễng…trường hơp nặng không được điều trị kịp thời có thể gây hỏng khớp.

Chấn thương cổ chân gây trật khớp, thường không bị gãy xương mà đa phần là bao khớp và dây chằng bị tổn thương. Trường hợp này cần phải cố định cổ chân để dây chằng được lành lại. 

=> Lưu ý: cần phân biệt trật khớp cổ chân với bong gân cổ chân. Đây là hai tình trang bệnh khác nhau và cách xử lý cũng khác nhau. 

Cách xử lý khi bị trật khớp cổ chân

Cách xử lý khi bị trật khớp cổ chân nên 

Khi bị trật khớp cổ chân, cần hiểu rõ tình trạng chấn thương đồng thời có nguyên tắc xử lý phù hợp, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguyên tắc xử trí ban đầu cho người bị trật khớp cổ chân:

Nghỉ ngơi

Người bị trật khớp cổ chân cần hạn chế vận động và nằm nghỉ ngơi tại chỗ, có thể dùng nẹp cổ chân để bảo vệ để hạn chế sự di lệch ổ khớp. 

=>Lưu ý: người bệnh tuyệt đối không tự ý nắn chỉnh khớp cổ chân, bởi nếu làm sai cách sẽ khiến tình trạng trật khớp bị nặng thêm, gây đau đớn hơn.

Phương pháp chườm lạnh

Có thể dùng túi nilon sạch, bỏ đá lạnh vào và chườm quanh cổ chân nơi chấn thương sẽ giúp giảm sưng nề, giảm đau và làm co mạch. Lưu ý không được chườm nóng vì nó có thể làm cổ chân tăng tình trạng phù nề.

Sử dụng băng thun để băng ép

Dùng băng thun băng ép ở mức độ vừa phải từ bàn chân lên đến gối của người bệnh nhằm hạn chế sự sưng nề do ứ trệ máu tĩnh mạch tại vùng chấn thương. 

Kê cao chân bị chấn thương

Người bệnh cần nằm kê cao chân khoảng từ 10 - 20cm(chân cao hơn tim) sẽ giúp tăng sự lưu thông tuần hoàn máu. 

Lưu ý không nên kê chân quá cao tránh làm giảm lượng máu động mạch di chuyển xuống bàn chân khiến chân bị tê.

Tới các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời

Khi bị chấn thương, sau khi đã được xử lý ban đầu, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được kiểm tra sớm tình trạng tổn thương.

Bác sĩ có thể chỉ định để người bệnh chụp X-quang, qua hình ảnh sẽ chẩn đoán chính xác xem chấn thương chỉ bị trật khớp hay bị gãy xương, vị trí tổn thương được xác định cụ thể để điều trị.

Khi bị chấn thương trật khớp cổ chân có nhiều người chủ quan cho rằng chỉ bị bong gân nên đã tự xử lý bằng cách đắp lá, bó thuốc… điều này rất nguy hiểm, nó có thể gây biến chứng nặng cho vùng bị tổn thương.

Cách xử lý khi bị trật khớp cổ chân

Điều trị trật cổ chân

Chấn thương gây trật khớp cổ chân là tổn thương nặng, nếu không được điều trị kịp thời dễ để lại biến chứng khó lường. Vì vậy, khi bị trật khớp cổ chân người bệnh cần được điều trị đúng cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương nặng hoặc nhẹ và vị trí của tổn thương mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

- Gây tê tại chỗ để nắn chỉnh khớp. Có thể gây tê theo vùng hoặc gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ tổn thương của người bệnh để tiến hành điều trị.

- Khớp được bất động sau nắn chỉnh: Có thể dùng cách bó bột hoặc sử dụng dụng cụ trợ đỡ để bất động cổ chân. Dựa trên mức độ nặng nhẹ của trật khớp, các tổn thương phần mềm, thần kinh, mạch máu… để quyết định thời gian bất động ngắn hay dài.

- Phục hồi chức năng vận động khớp: Sau thời gian điều trị, dụng cụ bất động khớp được tháo bỏ, người bệnh cần tập phục hồi các chức năng của khớp. Quá trình luyện tập sẽ theo trình tự từ các bài tập nhẹ, đơn giản tới các bài tập nặng và động tác phức tạp. Cường độ tập luyện sẽ dựa trên sức khỏe, sức chịu đựng của người bệnh.

Cách xử lý khi bị trật khớp cổ chân

Để phòng ngừa và hạn chế chấn thương trật khớp cổ chân các bạn nên khởi động kỹ trước khi vận động, tập luyện thể dục thể thao. Tập luyện cũng là cách để tăng cường khả năng chịu đựng, tính bền bỉ và dẻo dai cho gân cơ, hệ xương khớp. Bên cạnh đó là bổ sung các loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu.

Liệu pháp massage thể thao cũng rất có ích với những người thường xuyên vận động. Các bạn cũng có thể trang bị máy massage hoặc ghế massage toàn thân có khả năng massage chân chuyên sâu để sử dụng tại nhà, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe.

Qua những chia sẻ trên đây từ Okasa có thể thấy: Trật khớp cổ chân tuy là chấn thương không gây nguy hiểm cấp bách đến tính mạng con người, song nó có thể gây biến chứng nặng nề làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, vận động của người bệnh. Vì thế, khi bị trật khớp cổ chân, người bệnh cần được xử lý đúng cách, đi khám sớm để điều trị kịp thời!

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Tìm hiểu bệnh lao cột sống

Bệnh lao cột sống là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh đau lưng, bất tiện cho người bệnh trong các ...

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp ...

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khá phổ biến, không chỉ gây khó khăn cho sinh hoạt, vận động của người bệnh mà còn có thể ...

Phương pháp điều trị bệnh lao cột sống

Bệnh lao cột sống còn được gọi là bệnh hủy xương sống do lao. Lao cột sống là một dạng bệnh lý lao thứ phát xảy ra do ...

Bị nhiễm trùng sau gãy xương và phương pháp ...

Thông thường, hầu như các trường hợp gãy xương sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm trùng. Tuy nhiên, có trường hợp đặc ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...