Nhồi máu cơ tim cấp là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao. Theo số liệu thống kê, có tới 50% số trường hợp tử vong trước khi được đưa vào bệnh viện. Do vậy, để giảm thiểu nguy cơ tử vong, chúng ta cần hiểu rõ và biết cách xử lý dự phòng để tránh xảy ra biến cố nhồi máu cơ tim.
Tìm hiểu về tình trạng nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim xảy ra do nguyên nhân chính là mảng xơ vữa bong tróc dẫn đến hình thành cục máu đông gây tắc hẹp động mạch vành. Tình trạng này khiến cơ tim bị tổn thương, thậm chí bị hoại tử do thiếu máu.
Ngoài ra, nhồi máu cơ tim có thể xảy ra do một số nguyên nhân hiếm gặp như: Bị co thắt mạch vành; Do thiếu máu cấp; Xuất hiện cục máu đông nơi khác di chuyển đến; Do bị tắc stent.
Triệu chứng nhận biết nhồi máu cơ tim
Dấu hiệu đặc trưng nhất là cơn đau ngực
Thường là đau ở vị trí sau ức hoặc ngực trái;
Người bệnh cảm giác như ngực bị đè nặng, bóp nghẹt, siết chặt;
Cơn đau có thể lan lên cổ, đau hàm dưới, vai trái, đau sang bờ trụ tay trái, hoặc lan xuống thượng vị ;
Cơn đau thường kéo dài trên 30 phút;
Với một số triệu chứng đi kèm như: khó thở, vã mồ hôi;
Tuy nhiên, cũng có trường hợp không xuất hiện cơn đau ngực mà có các triệu chứng:
Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở;
Luôn thấy hồi hộp;
Bị đau bụng thượng vị;
Cảm giác buồn nôn hoặc bị nôn, rối loạn ý thức...
- Thời điểm dễ bị nhồi máu cơ tim nhất là vào buổi sáng: từ 6 – 11 giờ, đặc biệt là trong khoảng 3 tiếng đầu sau khi ngủ dậy.
Nhóm người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim
Những người trong độ tuổi:Nam > 45 tuổi, nữ > 55 tuổi;
Người thừa cân, béo phì;
Những người ít vận động;
Người hút thuốc lá;
Người bị Stress;
Trường hợp có bệnh lý kèm theo như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu...
Cách xử trí đối với cơn nhồi máu cơ tim
- Hãy gọi cấp cứu ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh.
Nếu người bệnh còn tỉnh táo, khi gọi cấp cứu, người bệnh sẽ được hướng dẫn uống hoặc nhai ngay thuốc Aspirin 320mg tương đương 4 viên Aspirin 81mg(trừ trường hợp người bệnh bị dị ứng với thuốc Aspirin)
Thuốc Aspirin có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của cục máu đông gây tắc động mạch vành trong tim.
- Trường hợp người bị nhồi máu cơ tim bất tỉnh, cần thực hiện kiểm tra theo các bước:
Đầu tiên, hãy quỳ gối ngang ngực bệnh nhân, nới rộng áo ngoài của bệnh nhân.
Sau đó, dùng 1 tay đặt lên trán, 1 tay nâng cằm và khai thông đường thở hoặc loại bỏ dị vật nếu có.
Áp tai áp vào miệng của người bệnh để nghe hơi thở, đồng thời nhìn ngực kiểm tra có nhấp nhô theo nhịp thở không.Nếu bệnh nhân không có mạch, cần tiến hành ép tim ngay.
Thực hiện ép tim 30 lần thì hà hơi thổi ngạt 2 lần.
Kiểm tra mạch lại sau 2 phút và nếu thấy có mạch thì ngừng ép tim.
Nếu vẫn chưa có mạch thì tiếp tục duy trì ép tim, hà hơi thổi ngạt, cứ mỗi 2 phút thì kiểm tra mạch một lần, cho đến khi đội cấp cứu y tế đến.
Để chăm sóc sức khỏe tại nhà và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch cần có chế độ dinh dưỡng khoa học (hạn chế chất béo và các chất kích thích), thường xuyên vận động, giữ cho tâm trạng vui vẻ, kết hợp với liệu pháp massage.
Các bạn có thể trang bị ghế massage toàn thân và sử dụng mỗi ngày để thư giãn tinh thần, giảm áp lực co bóp cho tim.