Tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì xảy ra khá phổ biến và gây ảnh hưởng đến quá trình học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vậy làm thế nào để khắc phục chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.
Những tác hại khi bị mất ngủ ở tuổi dậy thì
Tình trạng mất ngủ xảy ra khi chúng ta gặp cảm giác khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Điều này thường xảy ra ít nhất 4 lần/tuần, trong thời gian một tháng hoặc có thể lâu hơn.
Thông thường, hormone đóng vai trò vô cùng quan trọng để tạo nên một giấc ngủ chất lượng tốt. Tuy nhiên, khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, đặc biệt đối với các bé gái khi có kinh nguyệt, chính sự thay đổi của hormone đã khiến giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng.
Khi trẻ bị mất ngủ ở tuổi dậy thì sẽ gây ra một số tác hại như:
- Ảnh hưởng tới khả năng tập trung của trẻ khiến cho việc học tập giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới kết quả học tập.
- Trường hợp học sinh bị mất ngủ rất dễ có xu hướng bị kích động, tâm trạng trẻ biến đổi thất thường, thậm chí nếu nặng còn bị trầm cảm.
- Mất ngủ thường xuyên gây ảnh hưởng lớn đến da, cân nặng và sức khỏe.
- Những trường hợp thanh thiếu niên mất ngủ thường đi kèm triệu chứng xanh xao, đó có thể là dấu hiệu bị thiếu máu nghiêm trọng. Vì thế, cần đưa các em đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.
Phương pháp cải thiện tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì
Những việc nên thực hiện
Trẻ cần tập một số thói quen như:
- Hàng ngày cần tập thói quen ngủ sớm, đúng giờ và thức dậy đúng giờ.
- Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao đều đặn vào mỗi buổi sáng.
- Trước khi ngủ khoảng 20 phút nên tắm nước ấm, sau đó giảm nhiệt độ phòng ngủ để có thể đi vào giấc ngủ dễ và ngủ sâu hơn.
- Vận động hoặc tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ để tạo sự thư giãn.
- Khoảng 1 giờ trước khi ngủ, hãy tắt các thiết bị chiếu sáng, tắt tất cả các thiết bị điện tử kể cả điện thoại.
- Phòng ngủ cần được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể hỗ trợ để trẻ dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn bằng cách:
- Trò chuyện và hướng dẫn trẻ học cách thư giãn, tạm gạt bỏ các vấn đề sang một bên, không suy nghĩ nhiều để dễ ngủ hơn.
- Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học giàu carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, mì ống… các loại thực phẩm này có tác dụng tăng nồng độ serotoin trong não, khiến cơ thể dịu hơn và có giấc ngủ ngon hơn.
- Mỗi sáng cha mẹ có thể bật đèn hoặc mở rèm để tạo bình minh cho trẻ trước khi trẻ tỉnh dậy.
Những việc cần tránh
- Không nên ngủ nhiều vào ban ngày.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu.... vào buổi chiều tối.
- Trẻ không nên ăn quá no, đồng thời tránh ăn những thức ăn giàu năng lượng, nhiều chất béo,… vì chúng có thể gây đầy hơi, khó tiêu vào buổi tối.
- Trước khi đi ngủ không nên nghe nhạc quá to, xem phim, đọc sách… để tránh gây xúc động mạnh hoặc phấn khích sẽ càng khó ngủ.
- Trước giờ đi ngủ cần để cơ thể thư giãn, tránh lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ nhiều.
Một số phương pháp có thể tham khảo nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ
Tập Yoga
Rất nhiều nghiên cứu và thực tế đã chứng minh yoga có thể đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu thường xuyên tập luyện các bài tập yoga còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện hoạt động thể chấtvà tăng cường khả năng tập trung.
Những người mới bắt đầu, nên duy trì luyện tập mỗi ngày khoảng 30 phút và 2 - 3 buổi/tuần. Có thể tập yoga trước khi đi ngủ để tạo cảm giác thư giãn và thoải mái.
Lưu ý trong quá trình tập cần tránh các tư thế không phù hợp với thể trạng bản thân, để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Thiền
Thiền chánh niệm là một trong những cách để có được giấc ngủ ngon. Để thiền đúng cách cần ngồi yên lặng, thở chậm, thở đều đặn, đồng thời theo dõi hơi thở,cơ thểcũng như suy nghĩ và cảm nhận của mình trong suốt quá trình thiền.
Khi chúng ta biết kết hợp thiền chánh niệm với lối sống lành mạnh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thiềncó tác dụng giảm căng thẳng, tăng cường sự tập trung, khả năng miễn dịch, đặc biệtgiúp cải thiện chứng mất ngủhiệu quả.
=> Lưu ý: Không thiền nếu đang trong trạng thái tức giận, rối loạn.
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao
Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể, cải thiện tâm trạng, hỗ trợ giảm cân, giúp ngủ ngon hơn.
Thường xuyên lặp lại những câu nói tích cực
Hãy lặp đi lặp lại những câu nói, câu châm ngôn có ý nghĩa để tạo cảm giác thư giãn, tâm trí tĩnh lặng.
Thực hiện các liệu pháp massage giúp cải thiện sức khỏe
Rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận, nếu thực hiện massage đúng cách sẽ đem lại cho cơ thể nhiều công dụng tuyệt vời. Đặc biệt, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh bị rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, phương pháp massage còn giúp giảm thiểu lo lắng, giảm đau và ngăn ngừa trầm cảm.