Ngày nay, cuộc sống càng phát triển hiện đại thì tình trạng stress lại càng phổ biến. Stress có thể xảy ra ở mọi người với mọi độ tuổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Trong đó, bệnh lý tuyến giáp chính là một trong những hậu quả về sức khỏe do stress gây ra.
Tìm hiểu về bệnh lý tuyến giáp
Bệnh lý tuyến giáp hay còn gọi là suy tuyến giáp. Đây là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone mà cơ thể cần. Ở giai đoạn đầu, suy tuyến giáp thường không có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, theo thời gian nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ản hưởng tới sức khỏe như: Đau nhức xương khớp, béo phì, các bệnh lý tim mạch, vô sinh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý tuyến giáp:
- Người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi kéo dài những không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể nhạy cảm với nhiệt độ thấp.
- Bị táo bón.
- Có dấu hiệu khô da, mắt và niêm mạc.
- Tăng cân không kiểm soát.
- Vùng đầu, mặt, cổ có dấu hiệu bị sưng, phù.
- Bị khàn tiếng
- Các cơ bị đau, yếu dần và dễ co cứng.
- Nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.
- Phụ nữ gặp thất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Tóc rụng nhiều.
- Nhịp tim có xu hướng đập chậm hơn bình thường.
- Luôn có cảm giác bồn chồn, lo lắng.
- Bị suy giảm trí nhớ.
- Xuất hiện bướu cổ.
Những triệu chứng bệnh lý tuyến giáp ở trẻ sơ sinh:
- Có dấu hiệu bị vàng da, vàng mắt
- Trẻ có dấu hiệu khó thở, khóc không thành tiếng.
- Bị thoát vị rốn.
- Trẻ bị táo bón
- Cơ thể trẻ mệt rũ, kém phát triển cơ bắp.
Khi trẻ bị suy tuyến giáp nếu không được điều trị, kể cả những trường hợp nhẹ cũng có thể khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
Dấu hiệu và triệu chứng suy tuyến giáp ở trẻ vị thành niên:
Ngoài các triệu chứng tương tự với triệu chứng ở người trưởng thành, trẻ vị thành niên bị suy tuyến giáp còn có các biểu hiện như:
- Thiếu hormone tuyến giáp khiến trẻ bị ảnh hưởng tới thể chất khiến, giảm chiều cao.
- Răng chậm phát triển.
- Trẻ dậy thì muộn và kém phát triển trí tuệ.
Ngoài ra, khi trẻ xuất hiện kèm một số triệu chứng như: Thường xuyên mệt mỏi không rõ nguyên nhân, da khô, niêm mạc nhợt nhạt, sưng phù vùng đầu, mặt, cổ, táo bón...hãy đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Phân loại tình trạng stress kéo dài
Stress được phân thành 3 loại, đó là:
Stress cấp tính
Tình trạng stress này có thể xảy với tất cả mọi người. Đây là phản ứng tức thời của cơ thể trước các tác nhân gây căng thẳng.
Stress cấp tính thường không ảnh hưởng xấu tới cơ thể, thậm chí trong một số trường hợp nó còn tác dụng tích cực, giúp chúng ta rèn luyện khả năng chịu đựng áp lực cuộc sống.
Trường hợp bị stress cấp tính, khi không còn tác nhân gây căng thẳng, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Stress cấp tính nghiêm trọng
Đây là tình trạng cơ thể phải đối mặt với tình huống nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng dẫn tới sang chấn tâm lý.
Stress cấp tính nghiêm trọng thường xuất hiện ở những người gặp tai nạn trong giao thông, trong lao động, người bị hành hung, ám sát....
Stress mãn tính
Stress mãn tính hay còn gọi là stress kéo dài. Đây là tình trạng cơ thể thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng trong suốt thời gian dài và có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe như:
- Stress làm gia tăng cảm giác lo lắng, sợ hãi;
- Trở thành yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý tim mạch;
- Làm tăng huyết áp ở nhóm người cao tuổi;
- Khiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm;
- Stress kéo dài còn gây đau đầu, đau dạ dày, khó ngủ...
Mối liên quan giữa stress kéo dài và bệnh lý tuyến giáp
Tuyến giáp là cơ quan hoạt động song song với tuyến thượng thận. Nếu cơ thể bị stress sẽ khiến tuyến thượng thận giải phóng cortisol. Đây là một loại hormone có tác dụng giúp cân bằng căng thẳng, đồng thời giảm thiểu tác hại do stress gây ra.
Khi cơ thể có sự rối loạn về tuyến giáp, thường gặp nhất chính là quá trình tự miễn, lúc này hệ miễn dịch có thể hiểu nhầm và nó sẽ tiêu diệt chính các tế bào của tuyến giáp.
Tuyến giáp sẽ bị stress tác động thông qua cơ chế làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nó làm suy giảm chức năng tuyến giáp, đồng thời giảm cả nồng độ hormonetriiodothyronine và thyroxine.
Ngoài ra, suy tuyến giáp còn ảnh hưởng tới tình trạng kháng insulin cũng như sự cân bằng lượng đường trong máu. Khi cơ thể bị stress sẽ làm tăng nồng độ glucocorticoid nhưng lại giảm nồng độ hormone trong máu, gây ra sự rối loạn trong hoạt động của tuyến giáp. Như vậy, stress và bệnh lý tuyến giáp luôn tồn tại và có tác động qua lại với nhau.
Thay đổi lối sống để cải thiện stress và phòng tránh bệnh lý tuyến giáp
Chuyên gia sức khỏe đã đưa ra một số lời khuyên nhằm giảm ảnh hưởng của stress tới sức khỏe nói chung và với tuyến giáp nói riêng như:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ, trái cây và protein; Hạn chế uống rượu, bia, chất kích thích; Dành thời gian để ngồi và thưởng thức các bữa ăn với người thân trong gia đình. Điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm thiểu các vấ đề liên quan tới tuyến giáp.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể: Các loại vitamin như: Vitamin A,B,C,E; Các loại khoáng chất như: Selen, Kẽm, Đồng, Sắt và đặc biệt là iod.
- Thực hiện liệu pháp thư giãn: Dành thời gian tập thể dục, vui chơi cùng người thân và bạn bè, massage thư giãn… sẽ giúp giảm stress và tác động tốt lên tuyến giáp.