Chăm sóc người bệnh khi điều trị gãy xương

Hiện nay phương pháp phẫu thuật kết hợp xương đang được áp dụng phổ biến trong việc điều trị gãy xương. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao, ít biến chứng, giúp bệnh nhân sớm phục hồi sức khỏe.

Mặc dù vậy, sau khi phẫu thuật vẫn có một số trường hợp người bệnh gặp phải biến chứng không mong muốn như cứng khớp, teo cơ… Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Okasa tìm hiểu về quá trình chăm sóc người bệnh sau điều trị gãy xương nhé.

Phương pháp phẫu thuật kết hợp xương

Phẫu thuật kết hợp xương là phương là kỹ thuật dùng các thiết bị cấy ghép hiện đại để cố định đầu xương gãy, nắn chỉnh về tư thế giải phẫu. Thông thường phương pháp kết hợp xương sẽ được mổ nội soi nhằm cố định xương vững chắc, giúp xương mau liền để sớm phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.

Có hai phương pháp kết hợp xương là: Kết hợp xương bằng khung cố định ngoài và kết hợp xương bên trong.

Trong đó kết hợp xương bên trong cũng được sử dụng 2 phương pháp: Dùng nẹp vít kết hợp xương và kết hợp xương bằng đinh nội tủy. 

gãy xương

Chăm sóc người bệnh khi điều trị mổ kết hợp xương

Tình trạng sức khỏe của người bệnh tốt đóng vai trò quan trọng trong phục hồi chấn thương trước và sau phẫu thuật nói chung và phẫu thuật kết hợp xương nói riêng. Đặc biệt những người bị gãy xương và mất nhiều máu, người gãy xương hở và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, người bệnh có triệu chứng bị choáng, người bị kèm bệnh khớp mãn tính… trước khi mổ phẫu thuật cần lưu ý:

- Người bệnh không sốt, không có dấu hiệu nhiễm trùng.

- Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ góp phần giúp người bệnh đẩy nhanh tiến trình lành xương, vết thương cũng mau lành sau mổ.

- Thông qua các xét nghiệm cho thấy người bệnh không bị thiếu máu, hồng cầu đủ. Máu sẽ giúp nuôi xương, hồng cầu đủ sẽ giúp tạo mô xương mới.

- Đảm bảo vùng da xung quanh vùng xương gãy không bị nhiễm trùng sẽ giúp loại trừ nguy cơ nhiễm trùng từ ngoài vào xương sau mổ.

Thực hiện công tác tư tưởng cho người bệnh thật tốt, cung cấp cho người bệnh biết rõ về tình hình bệnh, phương pháp phẫu thuật, thời gian có thể lành vết thương sau mổ, hướng dẫn người bệnh cách hít thở đúng cách…

Người bệnh cần được vệ sinh sạch vùng da trước khi mổ từ 12 tới 24 giờ. Nếu là mổ chân thì cần thụt tháo buổi tối trước ngày mổ. Kiểm tra Xquang vùng ngực, làm các xét nghiệm máu để đánh giá lượng hồng cầu của người bệnh… Lưu ý không để người bệnh ăn uống vào buổi sáng ngày mổ.

- Cần theo dõi dấu chứng sinh tồn của người bệnh cho tới khi ổn định. Y tá cần lưu ý tới huyết áp của người bệnh, đặc biệt là nhiệt độ cơ thể và mạch vì sau phẫu thuật dễ xảy ra hiện tượng chảy máu.

- Sau phẫu thuật người bệnh sẽ phải chịu đựng các cơn đau đớn. Hãy theo dõi mức độ đau đớn của người bệnh để điều chỉnh tư thế cho người bệnh hoặc dùng thuốc giảm đau…

- Nếu vết mổ vô trùng thì không cần thay băng trước 24 giờ để tránh nguy cơ có thể bị chảy máu. Nếu băng thấm nhiều máu, y tác sẽ chỉ cần thay lớp băng ngoài cho người bệnh. Nếu xuất hiện dấu hiệu chảy máu thì cần ép băng lại. Trường hợp người bệnh đau đớn nhiều có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau hoặc dùng kháng sinh nếu cần.

- Theo dõi tình trang người bệnh tránh ép băng quá chặt sẽ dẫn tới hiện tượng tụ máu, phù nề…

- Nếu người bệnh mổ do viêm xương thì cần được thay băng mỗi ngày, có thể còn cần rửa vết thương liên tục để loại bỏ xương chết, máu tụ…

- Vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh mau phục hồi. Khi người bệnh không bị ói, hãy cho người bệnh ăn bình thường. Thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, nhiều canxi, đồng thời cho người bệnh uống nhiều nước để tránh nguy cơ nằm nhiều bị táo bón, sỏi thận.

- Phục hồi chức năng vận động: Giúp người bệnh tập vận động 24h sau khi mổ. Có thể tập gồng cơ, co duỗi, tập các khớp, tập cho cơ dẻo dai… Lưu ý để người bệnh tập nhẹ nhàng, không gây đau. Trong mọi sinh hoạt hàng ngày hãy để người bệnh luôn trong tư thế thư thái, đúng tư thế cơ năng.

gãy xương

Một số biến chứng sau mổ kết hợp xương

Sau khi được phẫu thuật kết hợp xương, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như:

Bị đau hậu phẫu: Đau là hiện tượng sinh lý thông thường để bảo vệ cơ thể. Nếu đau quá nhiều sẽ gây khó chịu cho người bệnh. Cơn đau sau phẫu thuật chủ yếu là đau do vết mổ. Sau khi thuốc mê hoặc thuốc tê thần kinh hết tác dụng, cơn đau sẽ xuất hiện và thường đau nhất vào đêm đầu tiên sau mổ.

Cơn đau thường không quá 3 ngày và nó sẽ giảm dần. Thời gian phẫu thuật càng kéo dài, cơn đau càng nhiều.

Vết mổ bị chảy máu: Thông thường sau 24 - 48 giờ vết mổ sẽ tự cầm máu. Tuy nhiên, vết mổ có thể bị rỉ máu, chảy dịch sau khoảng 7 - 10 ngày

Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy hoặc loạn khuẩn đường ruột 

Nhiễm trùng vết mổ: Tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ sẽ có nguy cơ cao hơn ở những người bệnh có thói quen hút thuốc lá.

Bị sưng phù: Thực hiện phẫu thuật kết hợp xương sẽ khiến các mạch máu bị chèn ép, cản trở máu lưu thông gây phù nề.

Một số biến chứng tại chỗ như: Chậm liền xương hoặc xương không liền, xương liền nhưng bị lệch, tủy xương bị viêm, teo cơ, xơ cứng, hạn chế vận động,... 

Một số biến chứng toàn thân: Vì người bệnh phải nằm lâu nên một số điểm bị tì đè gây lở loét, táo bón, khó tiêu, nhiễm trùng tiểu…đó là một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải trong giai đoạn phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật kết hợp xương.

Trong đời sống hàng ngày, để hạn chế các chấn thương liên quan đến xương, các bạn nên bổ sung vitamin D, canxi để xương chắc khỏe; Thường xuyên vận động thể dục thể thao; Sử dụng liệu pháp massage để xương khớp khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Các ghế massage hiện đại ngày nay được thiết kế để mô phỏng các thao tác massage bấm huyệt của con người, rất tiện dụng. Sử dụng ghế massage mỗi ngày không chỉ thư giãn mà còn giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh liên quan đến xương khớp.

Trên đây là một số chia sẻ của Okasa về Chăm sóc người bệnh khi điều trị gãy xương. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến bệnh xương khớp, massage trị liệu, ghế massage… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Sụn khớp bị bào mòn và phương pháp điều trị

Khớp gối có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Khớp gối chống đỡ cơ thể và giúp các chuyển động trơn tru, ...

Cách sơ cứu khi bị gãy xương

Gãy xương là chấn thương có thể gặp phải gặp trong đời sống hàng ngày. Chấn thương gãy xương xảy ra có thể do tai nạn ...

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết u cột sống

Hiện nay, hầu hết các trường hợp u cột sống nguyên phát đều chưa xác định rõ nguyên nhân. Một số loại u được cho là do ...

Phân biệt căng cơ & bong gân, cách xử lý

Bong gân và căng cơ đều là chấn thương và nó có các triệu chứng gần giống nhau, vì thế cách sơ cứu và phương pháp chữa ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...