Cơn đau thắt ngực không ổn định là tình trạng bệnh lý được biểu hiện bằng các cơn đau thắt ở vùng ngực gia tăng, kéo dài. Nó có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tự một vùng ở cơ tim, do bị thiếu máu cục bộ cơ tim một cách đột ngột và kéo dài do bị tắc 1 hoặc nhiều nhánh của động mạch vành.
Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán và điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định nhé.
Nguyên nhân gây cơn đau thắt ngực không ổn định
Nguyên nhân gây đau thắt ngực không ổn định có thể do một mảng xơ vữa trong động mạch vành bị vỡ. Mảng xơ vữa này làm tắc nghẽn động mạch và gây ra cơn đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện và biến mất rất khó lường trước.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đau thắt ngực không ổn định:
- Những người nghiện thuốc lá;
- Do xơ vữa động mạch;
- Trường hợp bị tăng huyết áp, có nồng độ cholesterol trong máu cao, bị bệnh đái tháo đường;
- Những người mà tiền sử gia đình có người mắc bệnh;
- Do yếu tố tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc đau thắt ngực không ổn định.
Chẩn đoán và phác đồ điều trị đau thắt ngực không ổn định
Chẩn đoán đau thắt ngực không ổn định
- Khám lâm sàng: Bác sĩ thường tìm hiểu các triệu chứng của người bệnh, đây là yếu tố rất quan trọng trong việc chẩn đoán đau thắt ngực không ổn định.
- Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như: Điện tâm đồ; Men tim; Siêu âm tim; Chụp động mạch vành.
Đều trị đau thắt ngực không ổn định
Để điều trị thắt ngực không ổn định, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có thể áp dụng các phương pháp đó là: điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Phương pháp điều trị ngoại khoa có thể là phẫu thuật nong mạch vành bằng bóng và đặt stent, hay phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
- Phương pháp điều trị nội khoa
Mục tiêu của điều trị nội khoa làdùng thuốc chống ngưng kết tiểu cầu để nhanh chóng giúp giảm đau ngực. Trường hợp người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa sẽ cần
được can thiệp cấp cứu.
Các nhóm thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị đau thắt ngực không ổn định đó là:
Thuốc chống ngưng kết tiểu cầu đường uống: Aspirin, Ticlopidine, …;
Thuốc chống đông: Heparin;
Các thuốc ức chế thụ thể Glycoprotein IIb/IIIa của tiểu cầu: Abciximab, Eptifibatide…;
Thuốc chẹn beta giao cảm: Metoprolol, Atenolol...;
Các thuốc chẹn kênh canxi và thuốc ức chế men chuyển.
- Phương pháp điều trị ngoại khoa
+ Điều trị can thiệp động mạch vành bằng cách nong hoặc đặt Stent
Phương pháp này được áp dụng cho các tổn thương động mạch vành có đặc điểm: Tổn thương ngắn; Không bị vôi hoá; Bị tổn thương ít mạch; Không phải thân chung; Các chức năng thất trái còn tốt...
+ Mổ làm cầu nối động mạch chủ và động mạch vành
Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp: Bị tổn thương nhiều thân động mạch vành mà đoạn xa còn tốt; Thân chung động mạch vành tổn thương; Các tổn thương quá phức tạp, không thể can thiệp nong hoặc đặt stent được; Trường hợp bị thất bại khi can thiệp.
Phòng tránh đau thắt ngực không ổn định
Để phòng tránh đau thắt ngực không ổn định, cần thực hiện:
- Xây dựng lối sống lành mạnh: Hạn chế sử dụng rượu bia; Không hút thuốc lá và không dùng chất kích thích;
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị căng thẳng, stress;
- Có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp;
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cho phép;
- Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao;
- Massage trị liệu: Massage giúp giảm đau, tăng cường trao đổi chất và tuần hoàn máu tốt hơn. Sử dụng ghế massage hiện đại giúp cơ thể thư giãn, khỏe mạnh và phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Trên đây là một số chia sẻ về Chẩn đoán và điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định. Điều quan trọng là khi xuất hiện dấu hiệu của đau thắt ngực không ổn định, hãy đến bệnh viện ngay lập tức để được khám và xử lý kịp thời.