Chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn thường xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau. Đây là bệnh rất dễ phát hiện và chẩn đoán, mặc dù tính chất bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng vẫn cần được điều trị kịp thời để tránh những ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống người bệnh.

Thế nào là đau dây thần kinh liên sườn?

Có 12 cặp dây thần kinh liên sườn, nguồn gốc từ đoạn tủy ngực D1 đến D12. Các rễ thần kinh tủy ngựcxuất phát trực tiếp từ tủy sống ngực, sau đó chia làm hai nhánh trước và sau. Nhánh trước của rễ thần kinh tuỷ ngực hoạt động cho vùng ngực và bụng, còn có tên gọi là dây thần kinh liên sườn. Nhánh sau của rễ thần kinh tuỷ ngực hoạt động cho vùng lưng. 

Đau dây thần kinh liên sườn có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi với các bệnh lý khác nhau. Khi cột sống, tủy sống và xương sườnbị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới dây thần kinh liên sườn. Khi dây thần kinh liên sườn bị đau mà không tra rõ được nguyên nhân thì được gọi là đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát.

Chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn do nguyên nhân nào gây ra

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh liên sườn, cơn đau sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và công việc của người bệnh.

Một số nguyên nhân chủ yếu, đó là:

-    Đốt sống ngực bị thoái hóa 

-    Người bị ung thư đốt sống

-    Cột sống ngực mắc lao

-    Bị u tủy

-    Đa rễ thần kinh hoặc đa dây thần kinh bị viêm

-    Những người có bệnh lý thần kinh

-    Một số bệnh lý toàn thân khác như đái tháo đường, nhiễm khuẩn…

Chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh liên sườn

Nhận biết đau dây thần kinh qua dấu hiệu lâm sàng

Dây thần kinh liên sườn khi bị đau có biểu hiện rõ ràng nhất đó là triệu chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn tương ứng. Cũng có trường hợp, người bệnh cảm giác tức ngực, đau vùng ngực, sau đó cơn đau lan ra theo đường đi các dây thần kinh liên sườn đến vùng cạnh sống. 

Đau dây thần kinh liên sườn còn nhiều dấu hiệu khác tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và thể trạng người bệnh. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu thường gặp như:

- Bị thoái hoá cột sống ngực thường xảy ra khi người lớn tuổi bị đau dây thần kinh liên sườn. Cơn đau âm ỉ ở vùng cột sống, khi người bệnh cử động hoặc chạm nhẹ vào vùng cột sống sẽ càng đau hơn.

- Ung thư cột sống ngực hoặc lao cột sống: Sẽ xuất hiện cơn đau dữ dộivà cục bộ ở đoạn cột sống tương ứng, sau đó đau lan sang hai bên sườn. Cơn đau liên tục kéo dài có thể làm biến dạng cột sống, người bệnh bị sụt cân và mệt mỏi.

- Bệnh lý tủy sống cũng có thể gây đau dây thần kinh liên sườn. Cơn đau thường khu trú ở vùng tủy bị bệnh, có thể đau một bên hoặc lan dọc sườn.

- Chấn thương cột sống: Khi người bệnh bị chấn thương hoặc vận động mạnh sai tư thế sẽ xuất hiện các cơn đau dọc khung sườn và vị trí cột sống bị tổn thương.

- Đau dây thần kinh liên sườn do zona: đây là trường hợp dây thần kinh liên sườn bị đau do nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ phải chịu cơn đau cấp tính kiểu bỏng rát vùng da tổn thương, thậm chí khi mặc quần áo gây cọ xát cũng thấy đau. Trong vài ngày đầu sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ trên nền ban đỏdọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn, mụn nước sẽ bong vảysau khoảng một tuần và có thể để lại sẹo. 

Chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh liên sườn

- Đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát: đây là trường hợp đau mà không phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh. Đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát có thể do thời tiết quá lạnh hoặc cũng có thể do người bệnh vận động quá mức. Cơn đau thường xuất hiện âm ỉ ở vùng bả vai sau đó đau dọc khung sườn theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. 

Đau dây thần kinh liên sườn còn do một số nguyên nhân khác như: người bị bệnh đái tháo đường, viêm đa rễ thần kinh, viêm đa dây thần kinh, nhiễm độc,... 

Phương pháp chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn thường được chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng như đau tức ngực, sau đó cơn đau lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn đến vùng lưng cạnh sống … Tuy nhiên, cũng cần kết hợp các phương tiện cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn như:

- Chụp X-quang cột sống ngực: phương pháp này được áp dụng trong chấn thương và thoái hoá cột sống cổ.

- MRI cột sống ngực trong trường hợp bị u tủy.

- Làm các xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh lý nội khoa trong các trường hợp người bệnh bị đái tháo đường, nhiễm độc,...

Chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh liên sườn

Điều trị đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn đượcđiều trị nhằm giảm đau và điều trị nguyên nhân gây đau. 

Trường hợp đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát, người bệnh sẽ được giảm đau bằng cách dùng thuốc. Thông thường người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như như paracetamol, ibuprofen, diclofenac,... 

Nhóm thuốc giảm đau thứ hai là gabapentinđược chỉ định điều trị đau dây thần kinh liên sườn, đây là dòng thuốc giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên thuốc này có tác dụng phụ gây chóng mặt cho người bệnh.

Trường hợp người bệnh bị đau nhiều, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc giãn cơ, thuốc này có tác dụng giảm co thắt các cơ gian sườn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng thêm các loại vitamin B1, B2, B6 và B12 giúp hỗ trợ hoạt động của tế bào thần kinh.

Nếu đã sử dụng thuốc mà vẫn không giảm được các triệu chứng đau, bác sĩ có thể phải can thiệp bằng cách thực hiện gây tê các dây thần kinh liên sườn để giảm đau cho người bệnh.

Trong cuộc sống hàng ngày các bạn có thể sử dụng liệu pháp massage, ghế massage để giảm đau và phòng ngừa các bệnh liên quan đến cơ - xương - khớp.  Các ghế massage hiện đại được trang bị hệ thống con lăn 3D, túi khí toàn thân, nhiệt hồng ngoại, rung massage... giúp thư giãn và trị liệu hiệu quả!

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Nguyên nhân và phương pháp điều trị vôi hóa ...

Vôi hóa xương là một dạng bệnh lý xuất hiện khibị chấn thương, xương khớp bị thoái hóa… Những người bị vôi hóa xương sẽ ...

Mắt cá chân bị sưng đau, cách xử lý

Mắt cá chân bị sưng đau là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là ở những người bị té ngã hoặc ...

Hiểu về bệnh viêm quanh khớp vai thể đông ...

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là bệnh lý có tỉ lệ người mắc chỉ đứng sau viêm quanh khớp vai thông thường. Bệnh này ...

Hiểu về bệnh viêm khớp vảy nến

Bệnh viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp mãn tính, nó xuất hiện ở những người bị mắc bệnh vảy nến. Bệnh viêm khớp ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...