Ghế massage toàn thân là dụng cụ chăm sóc sức khỏe xuất hiện ngày một nhiều trong các hộ gia đình. Tuy nhiên với nhiều ghế massage vẫn còn tương đối lạ lẫm. Những câu hỏi như: Ghế massage có những công dụng gì; Có nên sử dụng ghế massage; Có phải ai dùng ghế massage cũng tốt không?... Vẫn luôn được đặt ra.
Trong bài viết này Okasa cùng các bạn phân tích một số tính năng của ghế massage, lợi ích thiết bị này mang lại, cũng như một số trường hợp không nên sử dụng ghế massage để từ đó tìm ra câu trả lời phù hợp cho các vấn đề trên nhé!
Các tính năng trên ghế massage
Ghế massage được thiết kế để thay thế cho đôi bàn tay con người trong việc thực hiện các thao tác mát xa - bấm huyệt; Vì thế các hệ thống trên máy rất thông minh, hiện đại:
Hệ thống con lăn
Con lăn trên ghế di chuyển rất linh hoạt, được tích hợp cảm biến để xác định thể trạng người dùng từ đó cung cấp lực tác động phù hợp. Ghế massage cao cấp ngoài hệ thống con lăn massage lưng, con lăn massage cạo gió gan bàn chân còn có hệ thống con lăn massage riêng cho bắp chân.
Túi khí toàn thân
Túi khí massage được bố trí dọc thân ghế, tập trung nhiều hơn ở các bộ phận thường xuyên nhức mỏi như: Bắp chân, đùi, eo, tay, vai... Cung cấp lực khí nén đa cấp độ. Các túi khí có thể massage cho từng bộ phận hoặc cùng lúc nhiều bộ phận, mang đến trải nghiệm mát xa toàn thân đúng nghĩa, như được chăm sóc bởi cùng lúc nhiều chuyên gia trị liệu.
Nhiệt hồng ngoại
Hệ thống hồng ngoại xa được tích hợp trên ghế cung cấp nguồn nhiệt nóng từ các tia hồng ngoại xa mang năng lượng. Tính năng này giúp làm ấm cơ thể, kết hợp nhiệt với liệu pháp massage để tăng cường hiệu quả trị liệu.
Rung massage
Các mô tơ rung được thiết kế để tạo các rung chấn tuần hoàn, tác động sâu vào bên trong cơ thể, tới các mô và khớp giúp tăng cường vận động, giảm nhức mỏi hiệu quả.
Tính năng khác
Ghế massage Nhật Bản được lập trình để có thể ghi nhớ nhiều phương pháp massage khác nhau (massage kiểu Thái, massage Thụy Điển, bấm huyệt Shiatsu...), bên cạnh đó là các chế độ massage không trọng lực, đung đưa... đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng sử dụng khác nhau. Các kĩ thuật massage được thực hiện chân thực, điêu luyện.
Lợi ích của massage & ghế massage
Massage là một hình thức sử dụng đôi bàn tay, có thể kèm một số công cụ hỗ trợ tạo ra các tác động vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ tạo của người được massage. Từ đó tạo ra các thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết, có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thần kinh, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Tác dụng toàn thân
Massage trực tiếp kích thích vào các cơ quan cảm thụ của cơ thể, tạo ra những phản xạ về thần kinh có lợi cho sức khoẻ. Điều này có được là do quá trình massage làm tiết ra các chất nội tiết tế bào như: cholin, histamin... làm tăng hoạt động của hệ thần kinh và lưu thông tĩnh mạch.
Tác dụng với hệ thần kinh
Massage tác động tích cực tới vỏ não bộ. Khoa học cũng chứng minh: massage giúp tăng hưng phấn khi kiểm tra điện não đồ.
Tác dụng với cơ
Massage có tác dụng tăng sức bền của cơ. Khi các nhóm cơ phải làm việc nhiều (nhất là khi đi bộ nhiều, luyện tập thể dục thể thao cường độ cao) sẽ gây ra co cứng, phù nề, đau cơ... Quá trình massage sẽ làm giảm các triệu trứng kể trên. Ngoài ra massage còn tích luỹ glycogen giúp cơ được nuôi dưỡng tốt.
Tác dụng với gân - khớp
Massage làm tăng tính co giãn của dây chằng, từ đó thúc đẩy việc tiết dịch ở các khớp. Và hạn chế được hiện tượng hoạt dịch ứ trệ, hiện tượng túi dịch ở các khớp xương sưng to.
Tác dụng với hệ tiêu hoá
Massage có tác dụng tăng cường sự hoạt động của dạ dày, ruột và cải thiện đáng kể chức năng tiêu hoá.
Tác dụng với hệ tuần hoàn
Massage tăng cường tuần hoàn máu, giảm gánh nặng cho tim do làm giãn mạch. Massage giúp máu lưu thông tốt hơn và nhanh hơn tới các vùng xa tim như đầu ngón tay, ngón chân....
Theo các chuyên gia sức khỏe: massage ở đầu và nửa người phía trên sẽ rất dễ làm cho huyết áp tăng lên. Massage cũng làm cho huyết áp hạ xuống nếu như được massage ở nửa phía dưới cơ thể. Massage ở đốt sống cổ thứ 2 và 3 sẽ có tác dụng làm hạ huyết áp. Massage ở đốt sống thứ 6 và 7 có thể làm tăng huyết áp.
Tác dụng với bạch huyết
Massage làm cho tuần hoàn bạch huyết tăng nhanh, có tác dụng tiêu sưng nhanh. Massage làm giảm các triệu trứng đối với người nặng chân do đi lại, luyện tập quá nhiều, quá độ; giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.
Tác dụng với quá trình trao đổi chất
Massage có thể làm làm tăng lượng nước tiểu nhưng không làm thay đổi độ pH trong máu. Massage thường xuyên sẽ giúp bài tiết độc tố tích tụ trong cơ thể ra ngoài theo đường nước tiểu nhiều hơn.
Tác dụng với hô hấp
Khi massage ở ngực thì người được massage sẽ thở sâu hơn do phản xạ của thần kinh. Theo các chuyên gia sức khỏe: khi massage vào các đốt sống 6 và 7 sẽ làm giãn phổi, còn massage vào đốt sống 4 và 5 sẽ gây co phổi. Trên thực tế các bác sĩ sẽ kích thích vào các vị trí này để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bị hen phế quản, xơ cứng phổi.
Những trường hợp không nên sử dụng ghế massage
Qua một số thống kê ở trên các bạn có thể thấy tác dụng của massage đối với cơ thể. Việc mua và sử dụng ghế massage sẽ giúp chăm sóc sức khỏe một cách chủ động và thường xuyên. Tuy nhiên, có một số đối tượng mà việc massage là không nên hoặc phải cẩn trọng. Bao gồm:
Phụ nữ mang thai thời kì đầu
3 tháng đầu là thời kì thai nhi hình thành. Việc massage mạnh, hoặc bấm huyệt không đúng cách có thể ảnh hưởng tới quá trình này. Vì thế, bà bầu muốn mát xa thì nên tới các trung tâm trị liệu có uy tín, đội ngũ chuyên gia có chứng chỉ hành nghề để được massage đúng cách. Trong trường hợp sử dụng máy massage nên có chỉ dẫn của chuyên gia về loại máy và kĩ thuật massage có thể áp dụng.
Người cao tuổi
Những người tuổi tác quá cao, xương khớp bị thoái hóa mạnh khiến cho giòn và dễ gẫy. Khi sử dụng ghế massage nên chọn các bài xoa bóp nhẹ nhàng với túi khí. Việc massage sâu với lực mạnh có thể ảnh hưởng tới xương khớp.
Người có vết thương ngoài da chưa lành
Người có vết thương ngoài da chưa lành không nên sử dụng ghế massage vì có thể khiến cho vết thương chảy máu trở lại. Bên cạnh đó, những người bị mắc bệnh ngoài da hoa liễu không nên sử dụng ghế massage, có thể khiến cho bệnh lây lan sang các vùng khác, hoặc lây cho các thành viên khác trong gia đình khi sử dụng chung một thiết bị.
Có nên mua ghế massage không?
Trên đây là một số phân tích của Okasa giúp các bạn minh bạch câu hỏi: Có nên mua ghế massage không? Có thể nhận thấy ghế massage mang lại rất nhiều lợi ích. Nếu bạn không thuộc 1 trong các đối tượng kể trên thì việc mua 1 chiếc ghế massage để chăm sóc sức khỏe, loại bỏ căng thẳng là điều nên làm. Nếu các bạn có câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến liệu pháp massage, ghế massage tại nhà hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Hãy để lại Câu hỏi của bạn dưới đây để được đội ngũ chuyên gia của Okasa tư vấn ngay trong 24h!