Đau đầu sau gáy cảnh báo của một số bệnh lý

Khi gặp tình trạng đau đầu sau gáy, chủ yếu là cơn đau lành tính, tuy nhiên cũng cần cảnh giác bởi nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất khi có triệu chứng đau đầu sau gáy thường xuyên, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp.

Thế nào là đau đầu sau gáy ? 

Đau đầu sau gáy là tình trạng các cơn đau xuất hiện ở vùng đầu, đau lan xuống gáy, cổ, thậm chí có thể đau cả vùng mặt và hốc mắt. Cơn đau thường xảy ra ở một bên hoặc hai bên đầu, với tính chất đau cố định hoặc lan tỏa. Đau đầu có thể theo từng cơn nhưng cũng có thể đau liên tục và nặng dần. Cường độ đau nhẹ, đau vừa hoặc đau nặng.

Tình trạng đau đầu sau gáy có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Cơn đau thường khởi phát đột ngột hoặc từ từ gây ảnh hưởng tới vận động, thăng bằng, thị lực, thính lực… của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết khi bị đau đầu sau gáy: Cơn đau đầu thường xuất hiện ở vùng đầu, sau gáy, cổ, thậm chí cả mặt và hốc mắt. Tính chất cơn đau có thể một bên hoặc cả hai bên với cường độ đau từ nhẹ, vừa hoặc nặng. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhói như bị điện giật, đau bó thắt, đau âm ỉ hoặc cơn đau dữ dội…

Đau đầu sau gáy cảnh báo của một số bệnh lý

Đau đầu sau gáy có thể là cảnh báo một số bệnh lý

Đau đầu sau gáy được xác định khi cơn đau xảy ra ở phía sau đầu và vùng cổ gáy. Cơn đau xuất hiện với các triệu chứng gây đau nhức hoặc đau mỏi vùng cổ gáy, đau lan lên đầu vùng chẩm, đỉnh đầu, thậm chí có người bị đau đến cả hai bên vùng thái dương. 

Tình trạng đau đầu sau gáy có thể đau thành từng cơn hoặc đau âm ỉ với mức độ từ nhẹ tới nặng. Một số trường hợp cảm thấy đau như điện giật hoặc bó thắt, khiến người bệnh bị hạn chế vận động, cảm thấy mệt mỏi kèm dấu hiệu rối loạn giấc ngủ, chóng mặt và buồn nôn.

Một số thói quen xấu và yếu tố cơ học có thể gây đau đầu sau gáy

- Do làm việc sai tư thế: Khi ngồi làm việc trên máy tính hoặc khi đọc sách với tư thế cúi quá sát hoặc trường hợp mang vác nặng vùng cổ và vai sẽ có thể gây đau đầu sau gáy.

- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Nằm ngủ gối đầu quá cao, nằm đọc sách, xem tivi sai tư thế hoặc do vận động cổ vai quá mức…

- Tình trạng bị stress, căng thẳng: Một số yếu tố như: Môi trường sống, tâm lý căng thẳng, stress quá mức gây co cơ, nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn tới đau mỏi vùng cổ gáy.

- Trường hợp bị chấn thương: Những người mắc các chấn thương ở vùng cổ, gáy trong sinh hoạt hàng ngày, khi lao động hoặc chơi thể thao… có thể gây tổn thương các cấu trúc vùng cổ, gáy như cơ, xương, dây chằng, mạch máu và dẫn đến các cơn đau đầu sau gáy.

Đau đầu sau gáy cảnh báo của một số bệnh lý

Đau đầu sau gáy có thể do một số bệnh lý gây ra

- Trường hợp bị tăng huyết áp; Khi huyết áp tăng cao, người bệnh thường có cảm giác bị đau như bó chặt lấy đầu.

- Những người mắc hội chứng nhiễm siêu vi: Trường hợp bị cảm cúm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết… có thể kèm theo triệu chứng đau đầu, đau mỏi vùng cổ gáy...

- Do bị tăng áp lực nội sọ: Người bệnh thường phải chịu đựng cơn đau đầu dữ dội, kèm triệu chứng nôn, sợ ánh sáng, nặng hơn có thể bị rối loạn ý thức ...

- Do mắc bệnh lý liên quan đến đốt sống cổ: Những người bị thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai đôi đốt sống cổ, lao xương khớp... cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu sau gáy. Người bệnh thường bị đau vùng sau đầu, đau mỏi cổ gáy khiến các hoạt động bị hạn chế. Trường hợp nặng có thể bị đau nhói như điện giật và đau lan nên vùng sau đầu, thậm chí đau lan xuống cánh tay và cẳng tay.

- Người bệnh bị viêm màng não, xuất huyết dưới nhện: Cơn đau đầu xuất hiện với cường độ dữ dội kèm theo cứng gáy, đau mỏi cổ gáy ...

- Do bị bệnh lý hố sau: Người bệnh bị u, xuất huyết...thường bị đau nửa sau đầu kèm theo một số triệu chứng thần kinh khu trú.

Đau đầu sau gáy cảnh báo của một số bệnh lý

Những triệu chứng đau đầu sau gáy có tính chất nghiêm trọng cần đi khám ngay

- Tình trạng đau đầu ở mức độ vừa và nặng.

- Cơn đau có dấu hiệu tăng dần cả về cường độ và tần xuất.

- Đau đầu sau gáy kèm theo triệu chứng như: Sốt, cứng gáy, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động.

- Cơn đau xảy ra với các triệu chứng thần kinh khu trú khiến người bệnh bị yếu hoặc liệt vận động, đi lại khó khăn ...

- Trường hợp đau đầu khiến người bệnh bị rối loạn ý thức hoặc rối loạn tâm lý hành vi.

Một số kỹ thuật phổ biến được sử dụng trong việc chẩn đoán tình trạng đau đầu sau gáy

- Đo HA.

- Xét nghiệm máu.

- Chụp XQ cột sống cổ.

- Thực hiện MRI sọ não hoặc cột sống cổ.

- Bác sĩ khám chẩn đoán điện cơ...

Đau đầu sau gáy cảnh báo của một số bệnh lý

Phương pháp điều trị đau đầu sau gáy 

Đa phần khi bị đau đầu sau gáy thường sử dụng một số loại thuốc giảm đau thông thường, thực hiện vật lý trị liệu và có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý.

Đối với trường hợp đau nặng sẽ cần được kiểm soát cơn đau bằng các thuốc giảm đau kháng viêm, giãn cơ, giảm đau thần kinh ...

Những trường hợp bị đau đầu thứ phát do các bệnh lý khác như: Thoát vị đĩa đệm nặng, bệnh lý hố sau, xuất huyết dưới nhện, viêm màng não… sẽ cần điều trị theo đúng nguyên nhân.

Ngoài ra, cần tăng cường tập luyện hàng ngày với các bài tập phù hợp như yoga, thiền… đồng thời khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh hiệu quả chứng đau đầu sau gáy.

Bạn cũng có thể áp dụng massage trị liệu, sử dụng ghế massage để giảm đau !

Bài viết liên quan

Ánh sáng ban đêm ảnh hưởng tới chất lượng ...

Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo chính là một trong những nguyên nhân khiến người ...

Những điều cần biết về massage trị liệu

Một số người cho rằng massage chỉ để thư giãn, và là một loại hình dịch vụ trong các spa. Trên thực tế, massage còn có ...

Hút mỡ để giảm cân có phải giải pháp tối ưu ?

Mỡ thừa là vấn đề nhức nhối của rất nhiều chị em. Nó ảnh hưởng đến ngoại hình, làm suy giảm sự tự tin khi “lên đồ” ...

Hiểu về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một thuật ngữ y học dùng để chỉ sự phá vỡ cấu trúc bình thường của các thành phần nơi cột sống ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...