Chấn thương ở tay là khá phổ biến, có thể do quá tải hoặc chấn thương thể thao, mang vác vật nặng, trong khi làm việc nhà, tai nạn… Nhiều người có xu hướng bỏ ua hoặc xem nhẹ các chấn thương do không có biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì tỉnh trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài.
Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về dấu hiện chấn thương ở tay và cách xử lý.
Nguyên nhân gây chấn thương ở tay
Trẻ em thường bị chấn thương ở tay trong quá trình thể dục thể thao hoặc té ngã. Nguy cơ cũng cao hơn khi tham gia các môn có sự va chạm và cạnh tranh cao như đấu vật, bóng đá, bóng rổ, hoặc các môn vận động ở cường độ cao như đạp xe, lướt ván, xe đạp địa hình… Những vị trí chấn thương phổ biến là ở cẳng tay, cổ tay, bàn và ngón tay.
Người trưởng thành có nguy cơ bị chấn thương lớn hơn so với trẻ nhỏ do bị mất một lượng cơ cũng như sức mạnh xương (loãng xương) khi càng có tuổi. Bên cạnh đó, người già cũng gặp nhiều vấn đề liên quan tới thị lực, khả năng thăng bằng, do đó tăng nguy cơ bị tai nạn.
Trong nhiều trường hợp, các chấn thương nhỏ có thể tự lành. Các biện pháp điều trị tại nhà sẽ giúp làm nhẹ các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh.
Các dấu hiệu chấn thương ở tay
- Da ở vùng chấn thương rách, rỉ máu.
- Có dấu hiệu tổn thương thần kinh, mạch máu: Tê, ngứa, cảm giác như bị châm chích, da nhợt nhạt hoặc trắng xanh, có cảm giác lạnh tại vị trí chấn thương.
- Không thể vận động tay chân bình thường do tay bị suy yếu.
- Không thể duỗi thẳng bên tay bị đau, không thể dụng lực.
- Khớp lung lay, không vững.
- Xuất hiện cơn đau nghiêm trọng.
- Sưng nhiều trong vòng 30 phút sau khi bị chấn thương.
- Sưng và đau không cải thiện sau khoảng 2 ngày tự điều trị tại nhà.
- Có biểu hiện bị nhiễm trùng sau chấn thương: Đa nhiều, sưng, đỏ và nóng, vệt đỏ lan rộng ra xung quanh, sốt.
Nếu khớp trong khác thường hoặc lệch ra khỏi vị trí ban đầu sau khi bị chấn thương thì các bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ khám chi tiết.
Sơ cứu cho người bị gãy xương
Gãy xương là một chấn thương nghiêm trọng, cần tới bệnh viện hoặc gọi cấp cứu. Trong thời gian chờ các bạn có thể tiến hành các biện pháp sơ cứu.
- Cầm máu thông qua việc đè trực tiếp và vết thương.
- Tháo bỏ toàn bộ vòng tay, nhẫn bởi khi bị sưng sẽ rất khó tháo dẫn tới hạn chế lưu thông máu, chèn dây thần kinh.
- Cố gắng giúp người bị đau duỗi thẳng bên tay bị thương. Nếu gẫy hở (xương lòi ra khỏi da) thì các bạn cũng đừng cố gắng đẩy xương trở về vị trí cũ, việc này đỏi hỏi chuyên môn cao từ bác sĩ và cần được tiến hành trong bệnh viện. Việc cần làm là băng khi vực bị tổn thương với băng sạch, sử dụng nẹp để hỗ trợ tay ở vị trí hiện tại thời của nó.
- Tiến hành nẹp cố định tay bị thương để không làm trầm trọng thêm. Nới lỏng băng quấn ở quanh nẹp nếu người bệnh bị tê, ngứa, đau nhiều, sưng, lạnh da… Đó có thể là dấu hiệu của việc băng quá chặt.
- Sử dụng băng đeo để hỗ trợ tay bị thương.
Biện pháp tự điều trị tại nhà cho chấn thương nhỏ
Nếu chỉ bị chấn thương nhỏ và không nhất thiết phải tới bệnh viện, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giúp giảm đau, sưng, cứng tay.
- Nghỉ ngơi đầy đủ để bảo vệ khu vực bị tổn thương, ngừng các hoạt động có thể khiến đau nhức.
- Chườm lạnh: Nhiệt lạnh có tác dụng giảm đau và sưng. Các bạn bọc đá viên vào trong khăn hoặc túi sạch, dùng để chườm lên vị trí bị chấn thương. Mỗi lần trong 10 – 20 phút, ngày 2 – 3 lần, áp dụng trong 2 – 3 ngày sau chấn thương.
- Trong khoảng thời gian 2 – 3 ngày sau khi bị thương cần tránh các yếu tố có thể khiến trầm trong hơn tình trạng như: Tắm nước nóng, chườm nóng, sử dụng đồ uống có cồn. Sau vài ngày bạn có thể kết hợp chườm nóng, vận động nhẹ nhàng để rút ngắn thời gian bình phục cũng như duy trì sự linh hoạt.
- Sử dụng băng ép để quấn vùng bị đau. Không nên quấn chặt vì nó có thể gây sưng tại dưới vị trí tổn thương. Nên nới lỏng nếu có dấu hiệu quá chặt.
- Giữ khu vực bị tổn thương ở vị trí cao hơn tim trong những lúc ngủ, nghỉ ngơi, điều này có tác dụng giúp máu lưu thông về tim thuận lợi hơn.
- Áp dụng massage trị liệu để giảm đau và giúp tuần hoàn máu tốt hơn. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện massage nhẹ nhàng và không áp dụng nếu thấy đau.
- Không nên hút thuốc lá, nó khiến quá trình hồi phục hậm hơn do giảm cung cấp máu.
Trong quá trình tự điều trị nếu thấy đau tăng lên, có biểu hiện nhiễm trùng, các triệu chứng nghiêm trọng thì các bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.