Mạch máu ngoại biên là bệnh lý của hệ thống động mạch và tĩnh mạch vùng xa tim. Bệnh mạch máu ngoại biên thường xảy ra ở các chi nên khi không điều trị sớm có thể gây biến chứng nghiêm trọng như loét chi và nếu chi không đủ máu cung cấp sẽ dẫn đến hoại tử, phải cắt chi, thậm chí tử vong.
Một số bệnh mạch máu ngoại biên thường phổ biến gồm:
+ Bệnh có liên quan đến động mạch: Bị tắc động mạch ở chi; Bệnh Buerger...
+ Bệnh có liên quan đến tĩnh mạch: Viêm tắc tĩnh mạch; Suy giãn tĩnh mạch...
Dấu hiệu nhận biết bệnh động mạch ngoại biên
Tắc động mạch chi cấp tính
Là tình trạng động mạch chi bị tắc lưu thông đột ngột.
- Nguyên nhân do:
Hậu quả của xơ vữa động mạch;
Bị viêm tắc động mạch tại chỗ gây tổn thương động mạch rồi hình thành cục huyết khối gây tắc đột ngột;
Có cục máu đôngdi chuyển từ nơi khác đến gây tắc mạch.
- Triệu chứng:
Đaulan tỏa đến tận đầu của chi có động mạch bị tắc;
Chi bị bại hoặc mất chức năng vận động;
Người bệnh có thể có sốc nhẹ hoặc nặng;
Chi bị tổn thương cảm giác lạnh, thậm chí bị mất cảm giác, vận động bị hạn chế…;
Mạch ngoại vi đập yếu hoặc mất.
Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm có thể gây hoại tử vùng do động mạch tổn thương cung cấp sẽ dẫn tới phải loại bỏ chi, nguy hiểm tới tính mạng.
Bị tắc động mạch chi mãn tính
Động mạch chi bị tắc từ từ và có dấu hiệu tăng dần
- Nguyên nhân:
Do xơ vữa động mạch khiến mạch máu hẹp dần
- Triệu chứng:
Người bệnh thấy đau ở bắp chân. Cơn đau tăng dần, nhất là về đêm, thậm chí lúc nghỉ ngơi cũng đau;
Đau đi kèm chuột rút ở bắp chân;
Mạch bên chi tổn thương yếu hơn bên lành.
Chi tổn thương có các biểu hiện thiếu nuôi dưỡng như: bị phù,lạnh chi, xuất hiện các vết loét...
Bệnh viêm thuyên tắc mạch máu (Buerger)
Thường xảy ra ở các mạch máu nhỏ và vừa nơi bàn tay và bàn chân.
- Nguyên nhân:
Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh xảy ra nhiều ở những người trong độ tuổi 20 – 50 tuổi;
Người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Triệu chứng:
Người bệnh có cảm giác lạnh, tê các ngón hoặc bàn tay, chân;
Các ngón tay, ngón chân nhợt màu, hoặc bị đỏ hoặc tím tái;
Đau rát ở bàn tay bàn chân, nhất là vào ban đêm;
Cảm thấy lạnh và có dấu hiệu sưng ở đầu chi thiếu nuôi dưỡng;
Trường hợp nặng có thể bị lở loét ở các đầu chi, bị hoại tử do thiếu máu kéo dài.
Bệnh Raynaud
- Nguyên nhân:
Bệnh xảy ra khi bị co thắt các mạch máu ngoại vi do gặp lạnh hoặc người bệnh căng thẳng, giảm lưu lượng máu đến cung cấp cho các mô và tế bào.
- Triệu chứng:
Da ở tay, chân, chóp mũi…bị thay đổi màu sắc;
Người bệnh bị rối loạn cảm giác, có thể bị tê, đau nhức cùng với thay đổi màu da;
Dấu hiệu hiếm gặp là bị loét và hoại tử.
Việc kiểm tra định kỳ đối với những người có nguy cơ mắc bệnh và khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh mạch máu ngoại biên là vô cùng cần thiết. Hãy tới các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Để chăm sóc sức khỏe mỗi ngày việc áp dụng liệu pháp massage (hoặc sử dụng ghế massage) kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao... là vô cùng cần thiết!