Rối loạn mỡ máu tuy không phải bệnh lý cấp tính, song nếu để tình trạng rối loạn biến chứng nó sẽ gây nguy hiểm và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Tình trạng rối loạn mỡ máu có diễn biến âm thầm nên dễ bị bỏ qua triệu chứng bệnh, do vậy rất nhiều trường hợp khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Thế nào là rối loạn mỡ máu?
Trong cơ thể người, thành phần chính của các tế bào sống đó là: Chất béo, protein hay còn gọi là chất đạm và chất đường bột. Trong đó, Cholesterol và triglycerides là chất béo đóng vai trò cung cấp năng lượngcho cơ thể.
Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hoặc quá thấp.
Cụ thể: Tình trạng tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp; Giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao; Tình trạng tăng nồng độ triglyceride.
- Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu thứ phát là do: Mắc bệnh đái tháo đường; Người bị hội chứng thận hư; Bị tăng urê máu; Bị suy tuyến giáp, mắc bệnh gan; Người nghiện rượu...
Triệu chứng rối loạn mỡ máu
Đa phần những người có cholesterol máu cao đều không có biểu hiện rõ ràng và bệnh chỉ có thể phát hiện khi làm xét nghiệm máu. Mặc dù vậy, cũng có một số biểu hiện lâm sàng có thể giúp nhận biết tình trạng rối loạn mỡ máu như:
- Trường hợp có huyết áp không ổn định: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh có các biểu hiện như: cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, ăn không tiêu, rối loạn về tiêu hóa, huyết áp không ổn định…
- Chân bịđau, tê bì và lạnh: Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do Cholesterol trong máu tăng cao, nó khiến mạch máu bị tắc nghẽn và không tới được chân khiến chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy,… ngoài ra, thiếu máu còn khiến chân và bàn chân dễ bị lạnh hơn. Nếu xuất hiện các triệu chứng này ở chân, cách tốt nhất hãyđi khám ngay để xác định xem có phải do rối loạn mỡ máu gây ra hay không.
- Bị đột quỵ: Tình trạng rối loạn mỡ máu xảy ra khiến chỉ số triglyceride cao hơn mức an toàn, lúc này các mảng xơ vữa động mạch sẽ cản trở máu lưu thông lên não khiến não thiếu oxy, dẫn đến các cơn đột quỵ.
- Xuất hiện cơn đau ngực: Cơn đau thắt ngực xuất hiện có thể do máu nhiễm mỡ không xảy ra thường xuyên, trong thời gian ngắn, tự mất nên không điều trị.Tuy nhiên, có trường hợp đã bị đột tử do cơn đau thắt ngực gây ra.
Do vậy, khi triệu chứng đau thắt ngực tái diễn bất cứ lúc nào, hoặc người bệnh có cảm giác khó chịu vùng ngực hãy đi gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức,… tình trạng kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.
Nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu
Nguy cơ cao mắc rối loạn mỡ máu thường xảy ra ở những trường hợp:
- Người bị bệnh đái tháo đường: Lượng đường huyết cao sẽ khiến tăng LDL – cholesterol và giảm HDL-cholesterol, làm tổn hại niêm mạc mạch máu.
- Yếu tố di truyền: Những người mà trong gia đình có người thân bị bệnh tim mạch trước tuổi 50 tuổi ở nam hay 60 tuổi ở nữ hoặc có bệnh sử liên quan đến mỡ trong máu.
- Yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành: Những người hút thuốc lá, tăng huyết áp, béo phì…
- Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dinh dưỡng: Do ăn nhiều chất béo bão hòa trong động vật và chất béo trans có trong bánh quy.
- Những người béo phì, người ít vận động, người hút thuốc lá…
Phòng tránh biến chứng rối loạn mỡ máu
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh mỡ máu, hãy hạn chế ăn các chất béo bão hòa gây tăng cholesterol máu.
- Cần tránh: Chất béo bão hòa có trong các thức ăn có mỡ; Sữa và các sản phẩm từ sữa, bơ; Thịt mỡ động vật,phủ tạng động vật; Dầu dừa và dầu cọ; Các loại thức ăn rán; Thịt đỏ; Các loại bánh quy và bánh ga tô...
- Nên ăn: Các loại thức ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa như: dầu hướng dương, sữa đậu nành, cá, một số loại quả, củ... Lúa mạch; Bơ thực vật; Blond psyllium ; Bột yến mạch và yến mạch nguyên vẹn;
- Hạn chế: Hạn chế uống rượu, bia; Không hút thuốc lá để làm giảm lượng triglycerid máu.
Thường xuyên tập thể dục và giảm cân nếu bạn bị thừa cân.
Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu ngoài yếu tố do khiếm khuyết di truyền, còn do các trường hợp béo phì, ít vận động. Vì vậy, mỗi ngày, hãy dành ra ít nhất 30 phút tập thể dục, đi bộ,… ít nhất hãy đi bộ 150 phút/tuần.
Người cao tuổi hãy tập thể dục bằng cách đi bộ vào các buổi chiều là tốt nhất;
Sắp xếp thời gian học tập, lao động hợp lý;
Hãy đảm bảo ngủ đủ giấc, tối thiểu từ 6 - 7 giờ/ngày. Trường hợp người cao tuổi thường bị mất ngủ, có thể bù vào giấc ngủ trưa...
Như vậy, khi chúng ta duy trì được thói quen tốt sẽ giúp phòng tránh được các bệnh lý như: tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì… cũng là giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu.
Bên cạnh đó các bạn cũng nên kết hợp với massage trị liệu. Việc massage hoặc sử dụng ghế massage đặc biệt là các ghế massage hồng ngoại có chế độ nhiệt nóng sẽ giúp chăm sóc sức khỏe, thư giãn mỗi mỗi ngày!