Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau có sao không và cách khắc phục?

Trước giờ các ông bố bà mẹ đều thấy lo lắng khi phát hiện ở đầu con mình có những vết lõm, mềm khi mới sinh ra và không biết những vết lõm ở đầu đó có ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các ông bố bà mẹ có thể hiểu rõ hơn về các vết lõm ở trên đầu của con mình cũng như là có thể rõ hơn về vết lõm phía sau đầu của trẻ sơ sinh.

đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Thóp ở trẻ sơ sinh là gì?

Thóp là các điểm mềm trên đầu của trẻ. Thóp đầu là tên gọi phần đỉnh đầu, có một phần xương chưa được khép hoàn toàn của trẻ. Đó là khe hở giữa xương chẩm và xương đỉnh đầu.

Điểm mềm ở phía sau đầu gọi là thóp sau, có hình tam giác và thường bé hơn các thóp khác. Điểm mềm ở trên đỉnh đầu gọi là thóp trước lớn hơn thóp sau và có hình kim cương.

Trẻ sơ sinh nào cũng có thóp và thóp sau sẽ khép lại khi trẻ vừa chào đời hoặc chậm nhất là sau 4 tháng chào đời. Còn thóp trước cần trải qua một thời gian thay đổi lâu hơn.

Đầu của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, cần được chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ, không được để va chạm mạnh tác động vào đầu của trẻ nếu không sẽ gây hại cho bé. Đồng thời  không nên cho trẻ nằm gối sớm (khiến xương có thể bị biến dạng theo tư thế nằm và tác động đến thóp); giữ ấm quá mức ở phần đầu (khiến cho trẻ toát mồ hôi nhiều gây ốm sốt); cắt tóc quá sớm cũng có khả năng làm cho da đầu nhỏ xíu bị tổn thương.

đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau phải làm sao

Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau có sao không?

Việc đầu của trẻ bị lõm ở phía sau nếu như không tự khép lại sau 4 tháng khi sinh, hoặc không phải bị lõm do cho trẻ nằm gối sớm thì cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám nhằm xác định nguyên nhân gây ra vết lõm phía sau đầu của trẻ để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh gây ra biến chứng ở trẻ.

Các nguyên nhân khiến cho thóp của trẻ sơ sinh bị lõm.

Thiếu nước

Thiếu nước là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thóp ở trẻ sơ sinh bị lõm. Vì trong cơ thể trẻ không đủ chất lỏng để cho các cơ quan hoạt động bình thường. Do đó khi cơ thể trẻ rơi vào tình trạng thiếu nước thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời, vì tình trạng này có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ. 

Thiếu nước ở trẻ sơ sinh có thể do sốt cao, tiêu chảy, ra nhiều mồ hôi.

đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Suy dinh dưỡng

Khi mà trẻ bị thiếu nước thì kéo theo đó là tình trạng suy dinh dưỡng vì cơ thể không được hấp thu hoặc hấp thu kém các chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển như calo. Tình trạng suy dinh dưỡng còn có biểu hiện khác như thiếu cân, tóc khô và dễ rụng, bé luôn trong trạng thái mệt mỏi, khô da…

Viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính

Tình trạng nhiễm độc cấp tính thường là do biến chứng của bệnh viêm ruột và nhiễm trùng ruột gây ra. Nếu không phẫu thuật sớm có thể gây hại đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên thì bệnh này hiếm khi gặp phải ở trẻ.

Đái tháo nhạt

Là tình trạng xảy ra do thận của trẻ sơ sinh không có khả năng giữ nước, khiến thóp trẻ sơ sinh bị lõm. Tình trạng này khác với bệnh đái tháo đường. Và tùy tình trạng bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau.

Bệnh Kwashiorkor

Còn được gọi là triệu chứng thiếu đa dinh dưỡng ở trẻ trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do thiếu protein ở trẻ nhỏ. Khi bị bệnh này trẻ thường không có khả năng phát triển đầy đủ. Đặc biệt khi phát hiện và điều trị muộn trẻ có thể sẽ gặp khiếm khuyết vĩnh viễn về thể chất và tinh thần. Còn nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến hôn mê, sốc hoặc tử vong.

Phương pháp điều trị thóp ở trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Bổ sung chất điện giải cho bé: sử dụng các chất điện giải với công thức dành riêng cho bé giúp bổ sung kali và đường cho cơ thể trẻ để tránh và nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Chú ý: cách này không áp dụng cho những trẻ đang bị thiếu nước vì hàm lượng đường và muối trong chất điện giải sẽ gây ra tình trạng mất nước.

Tăng cường hấp thu chất lỏng cho bé: thường xuyên cho trẻ bú và uống sữa để trẻ có thể hấp thu các chất dinh dưỡng.

Mát xa nhẹ nhàng cho bé mỗi ngày vùng đầu.

Biện pháp ngăn chặn hiện tượng thóp trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Tránh để cho trẻ mất nước. Vì vậy mà cần cho con bú đủ, bú khi trẻ có nhu cầu và đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có dấu hiệu bất thường.

Khi trẻ bị nôn, tiêu chảy cần cho trẻ bú nhiều hơn.

Hy vọng thông qua bài viết này các bậc lần đầu tiên lên chức cha mẹ có thể có nắm được những thông tin hữu ích về những vết lõm ở trên đầu của trẻ sơ sinh và biết cách chăm sóc tốt cho phần đầu của trẻ. Đồng thời phát hiện kịp thời những bất thường xảy ra ở vùng đầu ( thóp) của trẻ để kịp thời chữa trị.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Đau lưng bên trái phía trên là dấu hiệu ...

Đau lưng bên trái phía trên là tình trạng phổ biến có thể bắt gặp ở rất nhiều người, nhất là lứa ...

Diclofenac là thuốc gì?

Diclofenac là thuốc gì? Và công dụng của nó là gì? Mời bạn đọc đọc bài viết dưới đây để tiết được những thông tin cũng ...

Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm ...

Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng hay gặp phải ở người trưởng thành. Với những cơn đau thắt, kéo dài theo từng ...

Huyệt huyết hải có tác dụng gì và nằm ở đâu?

Huyệt huyết hải là một trong rất nhiều huyệt của cơ thể người. Các huyệt khác nhau trên cơ thể thì nằm ở những vị trí ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...