Nếu không thường xuyên xảy ra thì triệu chứng hồi hộp tim đập nhanh sẽ không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, khi tình trạng đó xảy ra thường xuyên thì rất có thể là báo động về một số bệnh lý liên quan tới tim mạch và người bệnh cần đi kiểm tra sớm.
Trái tim hoạt động như thế nào?
Cấu tạo của tim: Tim là một khối cơ, chia làm 4 buồng. Trong đó, 2 buồng phía trên là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái, 2 buồng phía dưới là tâm thất phải và tâm thất trái.
Chức năng của tim: Làm nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể.
Hoạt động của tim:
- Các buồng tim hoạt động và phối hợp nhịp nhàng với nhau để đảm bảo bơm đủ lượng máu cần thiết đi nuôi khắp cơ thể.
- Khi con người vận động, tế bào cần nhiều oxy hơn thì tim sẽ đập nhanh hơn để bơm nhiều máu hơn tới phổi và tế bào.
- Các buồng tim co bóp và đưa máu đi nuôi cơ thể là nhờ sự kích thích từ xung động điện được phát ra ở nhĩ phải sẽ dẫn truyền qua nhĩ trái, xuống thất phải và thất trái.
Hồi hộp, tim đập nhanh có phải bệnh tim?
Cảm giác hồi hộp là gì?
Cảm giác hồi hộp xuất hiện khi tim đập nhanh, rung động, đánh trống ngực…và người bệnh cảm nhận được những điều này ở phía bên ngực trái.
Cảnh báo nguy cơ cao bị các bệnh lý tim mạch
- Tình trạng xảy ra thường xuyên: Triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh xuất hiện vài lần trong ngày, mỗi lần kéo dài trong vài phút, có thể là do lo lắng, do uống café, uống rượu… Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên thì người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh.
- Cảm giác hồi hộp, tim đau nhói: Nếu tim đập nhanh và kèm theo cơn đau thắt ngực thì người bệnh cần được cấp cứu ngay, bởi vì đây rất có thể là triệu chứng báo hiệu trái tim đang gặp vấn đề nghiêm trọng;
- Cảm thấy khó thở: Nếu tim đập nhanh kèm triệu chứng khó thở thì người bệnh cũng cần đi khám ngay.
- Cảm thấy chóng mặt, bị sưng phù chân: Các triệu chứng chóng mặt, sưng phù chân kèm tim đập nhanh cũng là dấu hiệu trái tim đang gặp vấn đề nghiêm trọng, người bệnh cần đi khám ngay.
Nguyên nhân hồi hộp ở người bị bệnh tim
Do nhịp nhanh xoang
Bình thường, người trưởng thành có nhịp tim đập dao độngtrong khoảng 60 - 100 lần/phút.
Tần số nhịp tim thường tăng khi:
- Người bệnh vận động mạnh;
- Do lo lắng;
- Do sử dụng chất kích thích như: cà phê, rượu …;
- Khi sử dụng một số loại thuốc điều trị ho và cảm cúm…;
- Trường hợp bị cường giáp;
- Do mắc phải một bệnh lý nặng tiềm ẩn của tim.
Do bị ngoại tâm thu
Tình trạng ngoại tâm thu xảy ra khi tế bào cơ tim phát xung động điện ngoài xung động nhịp nhàng bình thường, gây co cơ tim. Tuy nhiên, đa số các trường hợp hồi hộp do ngoại tâm thu sẽ không cần điều trị đặc hiệu.
Hồi hộp do nhịp tim bất thường
Khi nhịp tim bất thường, nhịp mạch không đều cũng sẽ gây ra tình trạng hồi hộp.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do hoạt động điện bất thường ở tâm nhĩ hoặc tâm thất.
Một số dạng rối loạn nhịp tim thường gặp
- Rung nhĩ
Tình trạng tim đập nhanh thường gặp ở người lớn tuổi, người bị tăng huyết áp và mắc bệnh tim mạch tiềm ẩn. Ngoài ra, rung nhĩ còn có thể xảy ra ở người uống rượu quá nhiều và bị cường giáp.
Rung nhĩ có thể dẫn tới sự hình thành cục huyết khối, nếu cục huyết khối di chuyển lên não sẽ gây tắc mạch máu não, trở thành nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ nhồi máu não.
- Nhịp nhanh trên thất
Tình trạng nhịp nhanh trên thất xảy ra khi người bệnh hoạt động gắng sức, xúc động mạnh, khi uống rượu hoặc cà phê.
Nếu lần đầu người trẻ có triệu chứng nhịp nhanh trên thất thì không cần điều trị bởi nó vô hại, nhưng nếu cường độ xuất hiện nhiều có thể dẫn đến suy tim do nhịp tim nhanh.
- Tình trạng rối loạn nhịp thất
Triệu chứng này ít gặp nhưng nó thường nguy hiểm hơn các rối loạn nhịp nhĩ như rung nhĩ hay nhịp nhanh trên thất. Vì vậy, trường hợp bị rối loạn nhịp thất cần đi khám chuyên khoa tim mạch để có hướng điều trị hiệu quả.
Trên đây là một số chia sẻ về Hay hồi hộp có phải là dấu hiệu bệnh tim? Để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch chúng ta cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập thể dục, kết hợp với massage trị liệu.
Massage cũng như sử dụng ghế massage giúp thư giãn, tuần hoàn máu tốt hơn, đồng thời rất có lợi cho cơ - xương - khớp!