Hiểu về bệnh loãng xương

Quá trình hủy xương và tạo xương của cơ thể gặp triệu chứng bệnh lý rối loạn cân bằng được gọi là bệnh loãng xương. Bệnh loãng xương xuất hiện do nhiều nguyên nhân và mọi lứa tuổi. Phương pháp chụp X-quang giúp bác sĩ chẩn đoán  tình trạng của bệnh loãng xương nhanh chóng và chính xác hơn. 

Loãng xương là gì?

Là tình trạng thay đổi bất thường của cấu trúc hệ xương khớp. Loãng xương còn có tên gọi khác là thưa xương. Đây là hiện tượng caxi trong xương bị giảm, triệu trứng này xuất hiện nhiều ở người già, nó được coi là biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh cốt tủy viêm, lao xương khớp. 

Tình trạng loãng xương xuất hiện khi xương mất dần lượng canxi, làm xương bị xốp, yếu, trở nên giòn và dễ gãy. Nhiều người thường chủ quan với căn bệnh này đến khi cảm thấy đau nhức xương mới đi khám thì bệnh đã nặng vì thế gặp khó khăn trong việc điều trị phục hồi. Càng những người cao tuổi thì tình trạng loãng xương càng dễ gặp và bị nặng hơn người trẻ tuổi, do mật độ xương ở người già không đảm bảo đủ mức cho phép nên xương của họ yếu hơn xương của người trưởng thành.

loãng xương là gì

Nguyên nhân nào gây ra loãng xương?

Bệnh loãng xương thường phổ biến ở những người trung tuổi và người già, do một số nguyên nhân sau: 

*/ Di truyền qua các đời

Đây được coi là một trong những nguyên nhân của bệnh loãng xương. Nếu có người thân trong gia đình bị mắc bệnh loãng xương thì nguy cơ bạn cũng bị mắc bệnh này sẽ rất cao.

*/ Bất hợp lý trong chế độ dinh dưỡng 

Khi ăn uống không hợp lý dẫn đến tình trạng thiếu canxi, thiếu các loại Vitamin C, D…đây là những nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương ở người già.

- Lượng caxi bị thiếu hụt: Trong máu có nhiều cơ quan, đặc biệt là tim, hệ thống dây thần kinh và cơ bắp đều rất cần caxi, khi thiếu các bộ phận này sẽ lấy caxi từ xương. Cơ thể bạn cần một lượng canxi liên tục trong máu vì nhiều cơ quan, đặc biệt là tim, cơ bắp và dây thần kinh của bạn phụ thuộc vào canxi, khi các cơ quan này cần canxi, chúng sẽ tự động lấy canxi từ xương. Lâu dần nếu không bổ sung lượng caxi sẽ bị cạn kiệt dẫn đến xương bị mỏng và giòn. 

- Không đủ vitamin D: Xương sẽ yếu và có nguy cơ mất xương nếu thiếu lượng vitamin D cần thiết. Bởi vitamin D là thành phần quan trọng giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi.

*/ Thói quen và lối sống không lành mạnh cũng là một trong các nguyên nhân gây loãng xương

Thường xuyên sử dụng chất kích thích như: rượu, thuốc lá, café… thậm chí tư thế ngồi bất động trong thời gian dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Và hiện tượng tê liệt, loạn dưỡng cơ thậm chí mất xương sẽ có nguy cơ cao hơn đối với những người ít vận động. 

Thuốc lá và rượu chính là kẻ thù của xương. Nicotine có trong thuốc lá sẽ tác động lên tế bào xương ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi, estrogen và vitamin D. Rượu làm tăng khả năng mất canxi, ngăn cơ thể hấp thụ canxi dẫn đến hiện tượng loãng xương. 

*/Quá trình điều trị bệnh khác cũng ảnh hưởng đến xương

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đang điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm gan B hoặc hiễm trùng gan, cường giáp…sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn người bình thường.

*/ Sử dụng thuốc chữa bệnh thường xuyên có thể gây loãng xương

Khi bạn phải uống một số loại thuốc như: prednison, cortisone, hydrocortisone, glucocorticoids trong điều trị hen suyễn, viêm khớp dạng thấp, đại tràng… cũng liên quan đến mất xương.

*/ Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi

Đối với phụ nữ khi lượng Estrogen thấp sẽ gây ra độ mất xương cao. Đặc biệt, sau mãn kinh, lượng estrogen càng giảm nhanh chóng càng dẽ gây tổn hại cho xương. Ở nam giới, lượng testosterone giảm sẽ gây hại cho sức khỏe của xương. 

Trong cơ thể con người, hormon tăng trưởng và hormon tuyến cận giáp giúp điều chỉnh mật độ xương. Những hormon này sẽ điều phối caxi nhưng nếu có quá nhiều hormon tuyến cận giáp sẽ gây mất canxi. 

Những dấu hiệu nhận biết loãng xương

Có thể khi gặp chấn thương, chụp X-quang vô tình phát hiện loãng xương, bởi thông thường chỉ khi trọng lượng xương giảm đến trên 30% mới có những biểu hiện lâm sàng.

Xuất hiện biến dạng đường cong sinh lý làm lưng bị gù hoặc cột sống trùng xuống; xương dễ gãy; phát hiện lún đốt sống… là những dấu hiệu giúp nhận biết bị loãng xương.

phim X quang loãng xương

Chẩn đoán, phát hiện loãng xương qua phim chụp X-quang 

- Qua màu sắc của xương trên phim X-quang sẽ nhận biết được loãng xương. Qua phim chụp X-quang còn xác định được mật độ xương dọc cột sống và thắt lưng, các xương chi… đánh giá được lượng xương bị hao mòn hoặc mất đi.

- Thường phát hiện các dạng loãng xương trên phim X-quang:

Loãng xương khu trú: Hiện tượng loãng xương xảy ra tập trung ở một vùng, xuất hiện màu sắc của xương kém còn ở những vùng khác xương vẫn bình thường. 

Loãng xương lan tỏa: Là trường hợp bị bệnh có tính hệ thống như bị còi xương nhuyễn xương, rối loạn chuyển hóa, người bị liệt lâu ngày hoặc bệnh xuất hiện ở những phụ nữ mãn kinh.

Các biện pháp phòng ngừa loãng xương

Bệnh loãng xương phổ biến ở những người trên 50 tuổi và tỷ lệ bị bệnh chỉ đứng sau bệnh tim mạch. Do vậy cần có những biện pháp phòng ngừa loãng xương để cơ thể luôn khỏe mạnh.

- Chăm chỉ vận động: Khi bạn thường xuyên tập thể dục, thể thao sẽ giúp kích thích hình thành xương, cơ bắp khỏe mạnh. Vì thế hãy chọn cho mình môn thể thao phù hợp để rèn luyện sức khỏe cho một cơ thể dẻo dai.

- Liệu pháp massage: Massage giúp tăng cường lưu thông máu, mang theo chất dinh dưỡng và oxy đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có hệ xương. Các bạn có thể tự massage tại nhà hoặc sử dụng các loại máy massage, ghế massage toàn thân đều rất tốt.

- Cung cấp cho cơ thể đủ lượng canxi và vitamin cần thiết bằng cách bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những thực phẩm giàu vitamin và caxi để phòng ngừa loãng xương.

- Kết hợp phương pháp tắm nắng đúng cách

Ánh nắng mặt trời sẽ giúp hấp thụ vitamin D vì thế mỗi ngày nên dành ra 15 phút tắm nắng trong khoảng từ 6h – 9h sáng là tốt nhất. 

- Không dùng các chất kích thích: café, thuốc lá gây hại cho xương, rượu kích thích quá trình làm mất xương, vì thế hãy bỏ những thói quen dùng các chất kích thích để  tránh bị loãng xương.

- Thận trọng khi dùng thuốc: Corticoid có thể gây rối loạn sự đồng hóa canxi,làm cản trở hình thành mô xương. Do vậy, nếu bắt buộc phải uống thuốc này, hãy theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

Trên đây là một số chia sẻ từ Okasa giúp các bạn hiểu hơn về bệnh loãng xương. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến bệnh loãng xương, nguyên nhân, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa, cách sử dụng ghế massage cho người bị loãng xương… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Chụp X-quang trong phát hiện và điều trị các ...

Khi chụp X-quang cột sống sẽ thấy được những tật hoặc đánh giá được các chứng bệnh của cột sống như: phát hiện gù cột ...

Cách xử trí khi bị chấn thương khớp vai

Chấn thương khớp vai thường xảy ra đối với những người chơi thể thao, nhất là các vận động viên tham gia thi đấu thể ...

10 Cách làm giảm nhức đầu đơn giản nhanh ...

Nhức đầu là hiện tượng phổ biến hiện nay và nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là các ...

Đau sườn phải phía sau lưng khi mang thai ...

Đau sườn phải phía sau lưng khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu vào những tháng cuối của ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...