Bệnh mạch vành còn có tên gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ. Đây là bệnh lý liên quan tới việc cơ tim bị thiếu máu cung cấp do động mạch vành bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn và nguyên nhân thường là do xơ vữa động mạch gây ra.
Mạch vành là bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ dẫn tới tử vong rất cao. Vì vậy, phát hiện bệnh sớm và áp dụng phương pháp điều trị hợp lý sẽ giúp phòng tránh được những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho tim mạch.
Bệnh mạch vành được chia làm 2 thể là: Bệnh mạch vành mãn tính (ổn định); Bệnh mạch vành cấp tính (không ổn định). Đa phần các trường hợp bị bệnh mạch vành đều là hội chứng mạch vành mãn tính, đó là bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định.
Nguyên nhân gây bệnh mạch vành mãn tính
Bệnh mạch vành mãn tính do nhiều cơ chế sinh lý gây ra, trong đó phổ biến nhất là hẹp động mạch vành do xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, có đến 30% trường hợp người bệnh có thể không có bệnh lý xơ vữa đáng kể mà thường do mắc bệnh mạch máu nhỏ.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành mãn tính:
Trường hợp có tiền sử người bệnh bị đau thắt ngực điển hình với sự xuất hiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch gây ra bệnh mạch vành mãn tính: Nam giới; Phụ nữ mãn kinh; Những người bị các bệnh lý: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân....
Triệu chứng bệnh mạch vành mãn tính
Đau thắt ngực là dấu hiệu rõ nhất. Cơn đau khiến người bệnh khó chịu ở ngực, nó xảy ra khi việc cung cấp máu không đủ cho nhu cầu oxy của cơ tim.
Cơn đau thắt ngực ổn định xảy ra khi gắng sức đến mức độ nào đó và tình trạng đau sẽ giảm hoặc hết đau khi người bệnhdừng việc gắng sức hoặc dùng thuốc nitroglycerin.
Những trường hợp bị bệnh mạch vành ổn định khác, hầu như không có triệu chứng đau thắt ngực điển hình. Một số triệu chứng xuất hiện liên quan đến giảm lưu lượng máu đến nuôi tim như: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi; Bị khó thở khi gắng sức hoặc thiếu máu cục bộ thầm lặng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường.
Điều trị và chăm sóc người bị bệnh mạch vành mãn tính
Chẩn đoán bệnh: Các nghiệm pháp gắng sức, siêu âm tim, điện tâm đồ hoặc chẩn đoán hình ảnh qua chụp cắt lớp điện toán mạch vành để chẩn đoán hoặc đánh giá mức độ nặng của bệnh.
Mục tiêu chính đối với người bị bệnh mạch vành mãn tính là: Chẩn đoán chính xác bệnh; Đánh giá mức độ bệnh; Đưa ra phương pháp điều trị để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch như hội chứng mạch vành cấp, tử vong.
Trường hợp người bệnh có các triệu chứng đau thắt ngực nhiều được điều trị nội khoa tối ưu hoặc những người có khả năng mắc bệnh thiếu máu cơ tim nặng sẽ dựa trên nghiệm gắng sức, tiến hành chụp mạch vành kèm theo can thiệp mạch vành.
Sử dụng thuốc điều trị: Thuốc chẹn beta thường được ưu tiên điều trị ban đầu để phòng ngừa các triệu chứng đau thắt ngực. Thuốc chẹn kênh canxi và nitrat được lựa chọn thay thế nếu thuốc chẹn beta bị chống chỉ định hoặc gây ra tác dụng phụ Nitrat có tác dụng ngắn nên thường được sử dụng để giảm đau thắt ngực ngay lập tức.
Phòng ngừa biến chứng bệnh mạch vành
- Hạ lipid máu;
- Ngừng hút thuốc lá (nếu có);
- Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp;
- Kiểm soát tối ưu bệnh đái tháo đường;
- Giữ cân nặng co thể ở mức phù hợp;
- Chăm chỉ tập thể dục thể thao;
- Giảm căng thẳng, stress;
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan…
- Khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Trong cuộc sống hàng ngày các bạn nên áp dụng massage trị liệu để tăng cường chăm sóc sức khỏe. Massae giúp cơ thể tăng cường vận động, thư giãn các cơ, tuần hoàn máu tốt hơn nhờ đó giảm áp lực cho tim. Massage cũng giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả.
Các ghế massage hiện đại được trang bị hệ thống con lăn 3D, 4D, nhiệt hồng ngoại, rung massage, chế độ không trọng lực... là thiết bị tuyệt vời để thư giãn và trị liệu tại nhà!