Trong cơ thể người, có những bệnh chuyển hóa gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch gọi là bệnh tim mạch chuyển hóa. Ngày nay, các bệnh tim mạch chuyển hóa đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người. Theo số liệu thống kê, trên thế giới mỗi năm có khoảng 20 triệu người đã chết liên quan đến bệnh tim mạch.
Tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch chuyển hóa ở Việt Nam
Theo Cục Y tế Dự phòng ở nước ta ước tính, hiện nay trong số những người chết vì bệnh, cứ 10 người chết thì có 7 người là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó chủ yếu là các bệnh về tim mạch, bệnh ung thư, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trong đó, hàng năm số người chết bởi các bệnh lý tim mạch là khoảng 200.000 người, chiếm 25% số ca tử vong trong dân số. Trong khi đó, tỷ lệ người mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa như bệnh tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, rối loạn mỡ máu... đang ngày càng gia tăng.
Đặc biệt, thời gian gần đây, các bệnh tim mạch chuyển hóa cũng đang trẻ hóa, số người trẻ tuổi mắc bệnh tim mạch chuyển hóa tăng cao rõ rệt, rất nhiều người còn đang trong độ tuổi lao động đã phát hiện mình bị bệnh tim mạch chuyển hóa.
Sở dĩ xảy ra tình trạng này, nguyên nhân là do lối sống không khoa học, chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao chưa phù hợp.
Thế nào là các bệnh tim mạch chuyển hóa?
Bệnh tim mạch chuyển hóa là những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể người gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
Một số bệnh chuyển hóa điển hình liên quan đến tim mạch như: bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch đái tháo đường, các rối loạn lipid máu... Các rối loạn này trong cơ thể có thể xảy ra đồng thời với các bệnh lý tim mạch hoặc cũng có thể trở thành những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng bệnh tim mạch.
Khi người bệnh mắc càng nhiều bệnh chuyển hóa thì nguy cơ bị biến chứng liên quan đến tim càng cao, bởi các bệnh này thường đi kèm, thúc đẩy nhau phát triển, do vậy nguy cơ biến chứng là rất nguy hiểm và nó có thể tăng theo cấp số nhân.
Theo ước tính, đối với những người trên 60 tuổi, cứ 2 người sẽ có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, chiếm tỉ lệ > 50%. Tỉ lệ người bị bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành là >25%. Tiếp theo là tới số người bị rối loạn lipid máu và những người bị bệnh đái tháo đường.
Trên thực tế, khi bị mắc các bệnh lý tim mạch chuyển hóa thường dễ bị bỏ qua bởi đây là bệnh lý không có triệu chứng rõ ràng. Do vậy, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng giúp người bệnh tránh được các nguy cơ về tim mạch, đồng thời cũng tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim...
Bệnh tim mạch chuyển hóa có nguy cơ xơ vữa động mạch
Khi người bệnh bị mắc các bệnh chuyển hóa cũng lúc thì những bệnh lý này sẽ có tính chất cộng hưởng với nhau. Chẳng hạn, người bị béo phì và tăng mỡ máu sẽ thúc đẩy sự đề kháng với hormon insulin tăng, như vậy sẽ khiến bệnh đái tháo đường type 2trầm trọng hơn, đồng thời gia tăng bệnh huyết áp. Đây sẽ trở thành các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành và thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch.
Thêm vào đó, khi các bệnh chuyển hóa kết hợp nó sẽ thúc đẩy rất mạnh sự hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa trong lòng động mạch, như vậy nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch và bệnh lý mạch máu não sẽ tăng.
Một số vùng có nguy cơ hình thành mảng xơ đó là:
- Cung động mạch chủ;
- Động mạch vành;
- Gốc của động mạch cảnh trong;
- Đoạn xa của động mạch cảnh trong;
- Động mạch dưới đòn;
- Đoạn gần của động mạch não giữa;
- Đoạn giữa của động mạch thân nền;
- Phình mạch ở động mạch thân nền và động mạch cảnh trong;
- Ngoài ra, còn có xơ vữa động mạch rải rác…
Phương pháp phòng tránh và hạn chế nguy cơ các bệnh tim mạch chuyển hóa
Để phòng tránh các bệnh tim mạch chuyển hóa, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giúp kiểm soát tốt huyết áp, kiểm soát mức đường huyết và tình trạng lipid máu, sẽ giảm được nguy cơ xảy ra các biến chứng gây tử vong.
Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh tim mạch chuyển hóa thường được sử dụng thuốc chuyên biệt theo đặc điểm, tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Đồng thời người bệnh cũng cần có chệ độ ăn uống khoa học
Xây dựng cho mình lối sống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa:
- Sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng
- Trong mỗi bữa ăn hàng ngày cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Giữ mức cân nặng lý tưởng
- Luyện tập thể thao phù hợp, đều đặn
- Kết hợp với liệu pháp massage (hoặc sử dụng ghế massage tại nhà) để cơ thể thư giãn, giảm áp lực cho tim, giải tỏa căng thẳng.
- Khi phát hiện triệu chứng bệnh, cần đi khám ngay và tuân thủ theo hướng điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không tự dùng thuốc điều trị để tránh biến chứng xấu, đồng thời cũng giúp kiểm soát bệnh về lâu về dài.