Hiểu về rách đĩa đệm

Đĩa đệm là bộ phận nằm ở giữa 2 xương sống, có nhiệm vụ như một lò xo giảm sốc, giúp cột sống có thể uốn cong và xoay vặn theo nhiều hướng khác nhau. Mỗi đĩa gồm bao xơ bên ngoài nối với các dây thần kinh, ở bên trong là nhân nhày có chứa protein. 

Khi bao xơ bị rách sẽ khiến nhân nhày thoát ra bên ngoài (thoát vị) và gây kích thích đến dây thần kinh, tủy sống, từ đó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Thông thường rách đĩa đệm có thể tự lành sau một thời gian (vài tuần hoặc vài tháng), tuy nhiên có thể kéo dài và phải thực hiện điều trị. 

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về rách đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị nhé.

Nhận biết tình trạng rách đĩa đệm

Rách đĩa đệm – đầy đủ hơn là rách bao xơ đĩa đệm được sử dụng để mô tả một giai đoạn tiến triển trong thoát vị cột sống. Khi lớp bao xơ ở bên ngoài bị rách làm cho nhân nhày thoát ra và gây chèn ép đến dây thần kinh, hoặc tủy sống. Các bác sĩ gọi chung là thoát vị đĩa đệm, hay trượt đĩa đệm.

Hiểu về rách đĩa đệm

Rách đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào ở trên cột sống, và tùy vào khu vực tổn thương sẽ gây ra những triệu chứng ở tại khu vực đó. Bên cạnh đó là dây thần kinh nào bị chèn ép, và việc có tác động đến tủy sống hay không. Phổ biến nhất là đau, tế, yếu cơ chân hoặc tay.

Rách đĩa đệm ở vùng lưng thường gây đau thắt lưng cùng với đó là cơn đau nhói lan xuống phía đằng sau chân, diễn ra ở một hoặc cả hai bên chân. Tình trạng này thường được gọi là đau thần kinh tọa. Người bệnh có những biểu hiện như: Đau nhó xuống mông và sau chân; Đau như châm chích ở một phần hoặc toàn bộ bàn chân; Cảm giác tê yếu ở chân… Cơn đau có thể trở nặng khi người bệnh đứng thẳng hay ngồi xuống. Nguyên nhân là những chuyển động đổi tư thế này khiến cho thần kinh tọa bị kéo căng. Một số trường hợp nặng còn thấy đau nhói khi hắt hơi hoặc vệ sinh.

Nguyên nhân gây rách đĩa đệm

Nhờ có đĩa đệm ở giữa các đốt sống mà con người có thể thực hiện các động tác uốn cong, xoay vặn, nâng hạ đồ vật. Tuy nhiên, dần theo thời gian thì các đĩa đệm cũng bị hao mòn do tác động của quá trình lão hóa, mặt khác là do tác động của ngoại lực khi chấn thương. Khi đó đĩa đệm bị xẹp xuống hoặc phình ra, nhân nhày ở giữa bị khô và cứng hơn, lớp bao xơ bên ngoài cũng trở nên sờn, dễ rách.

Hiểu về rách đĩa đệm

Đĩa đệm tổn thương gây chèn ép lên các dây thần kinh cột sống ở gần và gây ra phản ứng viêm. Rách đĩa đệm ở thắt lưng thường gây tác động lên thần kinh tọa. Các dây này nối dài thông qua mông và 2 bên chân. Đó chính là nguyên nhân khiến người bệnh lại thấy đau, tê ở những vị trí này.

Để chẩn đoán rách đĩa đệm các bác sĩ dựa vào các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Bên cạnh đó là chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI để xác định chính xác vị trí và mức độ tổn thương.

Phương pháp điều trị rách đĩa đệm

Đau xuất phát từ đĩa đệm hoặc thần kinh tọa có thể tự cải thiện trong vài tuần. Một số trường hợp đau nhiều cần tới bác sĩ. Để giảm đau cũng như các triệu chứng tại nhà các bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau.

- Chườm nóng và lạnh: Chườm lạnh vào vùng bị đau nhức khi mới xuất hiện giúp làm tê các dây thần kinh, từ đó giảm bớt sự khó chịu. Sau đó các bạn có thể chườm nóng hoặc đi tắm nước ấm để làm giảm sự co cứng, co thắt cơ, giúp các cử động thuận lợi hơn.

- Dùng thuốc: Một số loại thuốc giảm đau, khám viêm, thuốc giãn cơ có thể được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn vì một số tác dụng phụ như tổn thương & xuất huyết dạ dày, độc tính trên gan, thận có thể xuất hiện.

Hiểu về rách đĩa đệm

- Điều chỉnh sinh hoạt: Đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp ích nhiều hơn là nằm dài trên giường. Khi cơn đau giảm các bạn có thể thực hiện các bài tập trị liệu, tập với thiết bị phục hồi chức năng theo chỉ dẫn của các chuyên gia trị liệu.

- Các phương pháp điều trị thay thế: Trị liệu thần kinh cột sống, massage trị liệu, châm cứu, bấm huyệt có tác dụng giảm đau và tuần hoàn máu tốt hơn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng máy massage, ghế massage toàn thân có chức năng kéo giãn cột sống.

- Phẫu thuật: Trường hợp đau nhiều, đau lâu không dứt (từ 3 tháng trở lên) được coi là mãn tính, các bạn cần được khám kĩ càng, có thể áp dụng phẫu thuật. Người bệnh có thể được cắt bỏ đĩa đệm bị tổn thương để loại bỏ tình trạng chèn ép thần kinh, tủy sống.

Phòng ngừa rách đĩa đệm

Để phòng ngừa rách đĩa đệm cũng như chăm sóc tốt cho cột sống các bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

Hiểu về rách đĩa đệm

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức mạnh của hẹ thống cơ bắp giúp ổn định và hỗ trợ toàn bộ cột sống.

- Giữ tư thế đúng khi đứng lên, ngồi xuống, đứng hoặc ngồi làm việc, nhất là khi khiếng vác vật nặng. Khi ngồi không nên cong lưng hoặc gác chân lên bàn, không chúi đầu khi nhìn màn hình máy tính, làm việc nặng nên từ từ, không đột ngột.

- Giữ thể trạng ổn định: Thừa cân, béo phì gây nhiều áp lực lên hệ xương, nhất là cột sống, khiến gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Do đó các bạn cần duy trì thể trạng lý tưởng, không nên để tăng cân không kiểm soát.

- Không sử dụng chất kích thích: Bạn nên bỏ hút thuốc lá, hạn chế bia rượu.

Trên đây là một số chia sẻ giúp các bạn hiểu hơn về tình trạng rách đĩa đệm. Mong rằng các thông tin trong bài viết giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề sức khỏe này, từ đó phòng ngừa hiệu quả và chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn. 

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Đau đầu mất ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe người ...

Chứng đau đầu, mất ngủ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, nhất là ở nhóm người cao tuổi. Tình trạng này không chỉ khiến ...

Mất ngủ kéo dài có mối liên hệ tới trầm cảm?

Khi một người bị mất ngủ triền miên sẽ gây ra sự mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, làm giảm chất lượng ...

Cách điều trị và phòng ngừa chứng đau cột ...

Đau cột sống có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng thường gặp nhất là đau ở cổ và vùng dưới thắt lưng. Nguyên ...

Phụ nữ mất ngủ có nguy cơ bị đau cơ do xơ hóa

Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây về vấn đề mất ngủ ở phụ nữ cho thấy, sức khỏe phụ nữ bị ảnh hưởng rất lớn ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...