Chuột rút trong khi ngủ là tình trạng khá phổ biến. Thống kê cho thấy có khoảng 60% người lớn và 7% trẻ em bị tình trạng chuột rút về đêm. Đây là tình trạng co thắt cơ không tự chủ, có thể xảy ra ở nhiều vị trí, nhưng phổ biến nhất là ở bắp chân.
Chuột rút thường gây ra các cơn đau nhức, khiến gián đoạn giấc ngủ, mệt mỏi vào ngày hôm sau. Nó cũng khiến chúng ta khó ngủ trở lại và đối mặt với nguy cơ bị mất ngủ kéo dài. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình trạng chuột rút trong khi ngủ nhé.
Nguyên nhân chuột rút khi ngủ
Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Chuột rút do mỏi cơ: Mỏi cơ thường do người bệnh tập luyện thể dục thể thao quá sức hoặc đứng lâu trong thời gian dài.
- Lười vận động: Những người ngồi nhiều, ít vận đọng sẽ khiến các cơ bắp không được kéo giãn, từ đó gây chuột rút về đêm.
- Sai tư thế: Ngôi hoặc nằm sai tư thế, như ngồi vắt chéo chân sẽ cản trở lưu thông máu tới chân và gây chuột rút.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai thường bị chuột rút do nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng nhưng không được đáp ứng đủ. Ngoài ra là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang bầu.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ là chuột rút trong khi ngủ.
- Tình trạng sức khỏe: Một số tình trạng sức khỏe mạn tính cũng khiến người bệnh bị chuột rút vào ban đêm. Bao gồm: Tiểu đường, suy thận, bệnh tim mạch, suy gan, hẹp ống sống thắt lưng, chứng bàn chân bẹt, suy giáp, bị viêm xương khớp, người nghiện rượu, tổn thương hoặc rối loạn thần kinh. Nếu nghi bị chuột rút do bệnh lý bạn nên tới bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Các yếu tố khiến gia tăng nguy cơ bị chuột rút ban đêm gồm: Giới tính (nữ thường gặp hơn nam), người lớn (50 -60%), phụ nữ mang thai (40%).
Biện pháp trị chuột rút ban đêm
Mặc dù chuột rút trong khi ngủ khiến đau đơn nhưng đa phần không nghiêm trọng. Hầu hết người bị không cần điều trị y tế. Một số biện pháp thường được sử dụng để phòng ngừa và điều trị gồm:
- Massage chân: Massage tại khu vực bị chuột rút giúp cac cơ được thư giãn và giảm đau. Để xoa bóp bạn có thể tự thực hiện hoặc sử dụng các loại máy massage chân, ghế massage toàn thân.
- Duỗi chân: Khi bị chuột rút ở chân bạn nên duỗi thẳng chân với bàn chân hướng lên cao và các ngón chân đưa về phía mặt.
- Chườm nhiệt nóng: Sử dụng túi hoặc chai nước ấm để đặt vào khu vực bị chuột rút trong 15 phút có tác dụng làm giãn các cơ bắp đang bị co thắt. Ngoài ra bạn cũng có thể ngâm massage chân trong nước ấm.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng giảm đau sau khi bị chuột rút. Việc dùng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Phòng ngừa chuột rút ban đêm
Để phòng ngừa tình trạng chuột rút về đêm các bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Uống nhiều nước: Nước giúp cho các co hoạt động ổn định. Bạn nên uống đủ lượng nước trong ngày, từ 2 – 2,5 lít.
- Kéo giãn chân: Kéo gian chân và cơ bắp trước khi đi ngủ giúp giảm tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của vọp bẻ về đêm.
- Điều chỉnh tư thế ngủ: Bạn nên nằm ngửa, duỗi thẳng chân và kê cao đầu để máu tuần hoàn xuống chân tốt hơn.
- Đi giày dép vừa chân: Mang giày dép không vừa vặn khiến làm nặng hơn các vấn đế với dây thần kinh cũng như cơ ở bàn chân, nhất là với người bị chứng bàn chân bẹt.
Chuột rút khi ngủ & hội chứng chân không yên
Nhiều người nhầm lẫn 2 chứng này với nhau. Trên thực tế dù cùng xảy ra vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi nhưng hội chứng chân không yên không gây ra những cơn co thắt và đau dữ dội. Người bị mắc chứng này thường có xu hướng muốn đi lại, không chịu ngồi một chỗ. Trong khi di chuyển thì cảm giác bồn chồn sẽ giảm, nhưng lại gia tăng khi đứng yên. Đối với chứng chuột rút thì các cơ bắp sẽ bị co thắt và cần được kéo giãn mới có thể giảm nhẹ triệu chứng.
Qua các thông tin ở trên có thể thấy chuột rút về đêm tuy khó chịu nhưng không quá nguy hiểm. Bạn nên tới gặp bác sĩ khi nó xảy ra thường xuyên và khiến bạn mất ngủ kéo dài, hoặc cơn đau lan ra các vùng cơ thể khác.
Các bạn hãy bỏ túi những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này để chăm sóc tốt hơn cho bản thân nhé !