Hiểu về tình trạng đau lưng mạn tính

Đau lưng được gọi là mạn tính (mãn tính) khi kéo dài hơn 3 tháng, bao gồm cả các cơn đau không được kiểm soát hoặc không được cải thiện dù trải qua điều trị. Tình rạng đau khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơn đau thâm chí còn có thể lan ra những vùng cơ thể khác như tay, chân.

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về đau lưng mạn tính nhé.

Nguyên nhân gây đau lưng mạn tính

Các tình trạng sức khỏe liên quan tới cột sống, các khớp xương, cơ, đĩa đệm đều có thể gây đau lưng.

Đau khớp cột sống: Đau lưng có thể khởi phát từ các khớp giữa các đốt xương cột sống. Ban đầu có thể chỉ là viêm và gây đau theo đợt; Nhưng nếu không được phá hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới đau lưng mãn tính. 90% bệnh nhân bị đau lưng mãn tính là do cột sống bị tổn thương hoặc bệnh lý liên quan tới cột sống.

Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm có nhiều giai đoạn, ở mức độ nặng các nhân nhày thoát ra khỏi lớp bao xơ bên ngoài, chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống và gây đau.

Đau khớp chậu: Khớp chậu kết nối khung xương chậu với cột sống. Bao quanh khớp này là các dây chằng có nhiệm vụ giúp khớp ổn định. Khi cơ bắp suy yến khiến cho cột sống không có điểm neo giữ ổn định, dây chằng do đó bị kéo căng, khớp không còn giữ được sự ổn định cần thiết, dãn tới tình trạng đau lưng kéo dài.

Hiểu về tình trạng đau lưng mạn tính

Căng cơ: Căng cơ thường gây ra các cơn đau cấp tính (90%) số ca. Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ ở lưng phải làm việc quá mức, từ đó có xu hướng thắt lại để hạn chế các tổn thương. Thông thường cơn đau cấp sẽ hết sau vài ngày hoặc vài tuần và cũng không quá nghiêm trọng. Song nếu tình trạng căng cơ không được cải thiện do sai tư thế, vận động quá mức thì sẽ dẫn tới đau lưng mãn tính.

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ đau lưng gồm: Lão hóa, lười vận động, mang vác vật nặng, béo phì, mang thai, chấn thương do tai nạn, lái xe đường dài, ngồi nhiều khến sai tư thế.

Chẩn đoán và điều trị đau lưng mạn tính

Để chẩn đoán đau lưng mãn tính các bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe, tiền sử đau lưng, thời gian đau thường xuyên, tiến hành kiểm tra khả năng vận động của người bệnh.

Bạn cũng cần nó chi tiết với bác sĩ về khu vực bị đau, khi nào có đau gia tăng hoặc giảm nhẹ, thời gian đau thường kéo dài trong bao lâu? Mức độ đau khi ở các tư thế nằm…

Điều trị đau lưng mãn tính bao gồm các biện pháp sau:

- Dùng thuốc: Thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, giảm sưng, giảm sốt… Thuốc có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết bao tử hoặc một số vấn đề liên quan tới thận. Ngoài ra còn có thuốc giảm co thắt cơ, tác dụng phụ của nó có thể ảnh hưởng tới gan, gây táo bón.

Hiểu về tình trạng đau lưng mạn tính

- Vật lý trị liệu: Gồm sử dụng điện, sóng âm, kích thích cơ học, dùng các thiết bị kéo giãn… .

- Phẫu thuật: Nếu việc dùng thuốc và vật lý trị liệu không đáp ứng thì các bác sĩ sẽ xem xét phương án phẫu thuật.

Khi bạn bị đau lưng kèm theo các vấn đề như: Ngứa, tê, yếu trên cơ thể, nhất là ở vùng thắt lưng, chân, tay, cơ quan sinh dục; Sút cân đột ngột không rõ lý do; Đau lưng nghiêm trọng... Thì nên lập tức tới bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Kiểm soát đau lưng mạn tính

Để kiểm soát tình trạng đau lưng mãn tính các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi, ngồi hoặc nằm thư giãn có thể giúp giảm đau trong nhiều trường hợp. 

- Chườm lạnh: Chườm lạnh 25 – 20 phút, ngày 1 – 2 lần có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa các tổn thương ở mô.

- Nhiệt liệu pháp: Chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại có 20 – 30 phút, ngày 1 – 2 lần giúp giảm co thắt cơ bắp, giảm đau.

- Massage xoa bóp: Liệu pháp massage có tác dụng thư giãn cơ bắp, giảm căng cơ, giảm đau. Ngày nay trên nhiều ghế massage hiện đại được trang bị nhiệt hồng ngoại, con lăn 4D có khả năng massage bấm huyệt rất tốt, các bạn có thể sử dụng ghế massage tại nhà để giảm đau lưng.

Hiểu về tình trạng đau lưng mạn tính

- Châm cứu: Châm cứu tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể, khai thông các vị trí bị tắc nghẽn, cân bằng âm khí và dương khí. Biện pháp này đòi hỏi kiến thức về Kinh mạch – Huyệt đạo. Các bạn nên thực hiện tại các bệnh viên Đông y, không nên tự ý châm cứu tại nhà.

- Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể gây đau hoặc khiến làm trầm trọng hơn triệu chứng. Cách để giảm căng thẳng là các bạn tránh xác các yếu tố gây căng thẳng, nghe nhạc, xem phim hài, trò chuyện với người thân, thiền định, hoặc sử dụng liệu pháp mùi hương.

- Tập luyện thể dục: Bạn không nên nghĩ rằng đau thì nên ngồi hoặc nằm nhiều. Trái lại, lười vận động còn khiến bạn đau nhiều hơn, đau âm ỉ và dai dẳng. Vấn đề ở đây là tập luyện phù hợp với thể trạng. Do đó các bạn hãy áp dụng các bài tập yoga nhẹ nhàng, hoặc tham vấn bác sĩ trị liệu để hỏi về các bài tập cho vùng lưng có tác dụng giảm đau cũng như phục hồi chức năng.

- Chỉnh sửa tư thế: Bạn không thể loại bỏ cơn đau nếu như vẫn giữ nguyên những tư thế, thói quen khiến bạn bị đau. Vì vậy hãy ngồi đúng tư thế khi làm việc, hoặc nâng – hạ vật nặng, khi đứng lên – ngồi xuống.

Trên đây chúng ta đã cùng Tìm hiểu về đau lưng mạn tính. Mong rằng qua các thông tin trong bài viết các bạn hiểu hơn về tình trạng này, có được những kiến thức bổ ích để chăm sóc tốt hơn cho vùng lưng của mình !

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Phương pháp trị chứng mất ngủ ở nam giới

Tình trạng mất ngủ nếu diễn ra thường xuyên và liên tục sẽ được coi là một bệnh lý. Mất ngủ xảy ra khá phổ biến, ảnh ...

Dấu hiệu và cách xử lý khi bị đau bụng bên ...

Tình trạng đau bụng bên phải rất thường gặp, nó gây khó chịu và cản trở hoạt động của người bệnh. Có rất nhiều nguyên ...

Bí quyết chăm sóc cho đôi chân của bạn

Khi phải vận động thường xuyên, đứng lâu một chỗ, hay ngồi làm việc với máy tính cả ngày, mang giầy quá chật chính là ...

Cách giảm đau do viêm khớp dạng thấp mãn tính

Nguyên nhân chủ yếu gây ra đau khi bị viêm khớp dạng thấp là tình trạng sưng và viêm ở bao khớp. Các túi dịch quanh ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...