Hiểu về tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai?

Trong thai kì, mẹ bầu có thể gặp phải rất nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến sức khỏe, tâm sinh lý, một trong số đó phải kể đến tình trạng đau thần kinh tọa. Nó khiến chị em đau khi thì âm ỉ ở giữ lưng hoặc mông, khi lại dữ dội.

Trong nội dung dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai nhé.

Đau thần kinh tọa khi mang thai là gì ?

Đau thần kinh tọa khi mang thai là khi mẹ bầu cảm thấy đau, ngứa hoặc tê bị tại vùng thắt lưng, cơn đau sau đó lan đến mông, đi xuống chân. Trên thực tế đau thần kinh tọa không phải là bệnh mà thường là triệu chứng của một căn bệnh nào đó như: Thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm cột sống, hẹp ống sống, trượt đốt sống…

Bà bầu thường bị đau thần kinh tọa trong một thời gian ngắn, thường là trong 3 tháng cuối của thai kì, khi bản thân người mẹ và em bé đều có sự tăng trưởng về cân nặng cũng như kích thước. Triệu chứng đau có thể kéo dài một vài tháng sau khi sinh, cho dù thai nhi không còn đè ép các dây thần kinh nữa.

Các bạn nữ đang có kế hoạch mang bầu cũng không cần quá lo lắng, vì ngoài tình trạng đau nhức ít nhiều tại các đốt sống khu vực dưới thắt lưng thì đau thần kinh tọa không gây ảnh hưởng lớn hay đe dọa tới sự phát triển của em bé.

Hiểu về tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai?

Nguyên nhân dẫn tới đau thần kinh tọa khi mang thai

Đau thần kinh tọa trong thai kỳ không xuất hiện ở tất cả bà bầu, chỉ một số bị, nguyên nhân chủ yếu do:

- Tăng cân quá mức khi mang thai, cũng như trạng thái bị giữ nước ở bên trong cơ thể gây nên sự đè nén các dây thần kinh tọa vốn đi qua xương chậu.

- Sự phát triển to lên của bụng, ngực khiến cho trọng tâm của cơ thể bị thay đổi, tập trung nhiều về phía trước, khiến tăng độ cong của cột sống. Điều này khiến cho các cơ bắp tại chân và hông phải thắt chặt để chống lại tình trạng trọng lượng cơ thể dồn về trước, và do đó đè ép lên các dây thần kinh.

- Tử công mở rộng cũng có thể gây đè nén lên các dây thần kinh tọa ở phần dưới của cột sống.

- Đầu của em bé ép lên các dây thần kinh khi bé thực hiện xoay mình vào tư thế thích hợp trong thời điểm 3 tháng cuối để chuẩn bị ra đời. Toàn bộ quá trình này có thể gây đau ở mông, lưng, chân của mẹ.

Hiểu về tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai?

Cách giảm đau thần kinh tọa cho bà bầu

Để phòng ngừa và giảm các tác động tiêu cực của đau thần kinh tọa, các mẹ bầu có thể thực hiện một trong các cách sau (hoạc kết hợp hai hay nhiều biện pháp):

- Kiểm soát cân nặng bản thân, không để tăng cân mất kiểm soát. Tăng cân nhanh gây ra áp  lực đột ngột lên cột sống và gây đau thần kinh tọa trong thai kì.

- Sử dụng gạc ấm để đăp vào vị trí đau.

- Nghỉ ngơi đầy đủ.

- Chọn tư thế ngủ phù hợp và thấy dễ chịu. Bạn nên nằm nghiên về bên không bị đau, sử dụng nệm để hỗ trợ lưng tốt hơn. Việc đặt 1 cái gối giữa 2 đầu gối cũng giúp làm giảm áp lực lên dây thần kinh hông.

- Bơi lội cũng là một hoạt động thể chất nhẹ nhàng nhưng có tác dụng giảm bớt sự khó chịu của đâu dây thần kinh tọa.

Hiểu về tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai?

- Massage trị liệu hoặc nắn chỉnh xương khớp. Cá bạn nên tới các trung tâm uy tín, chuyên gia được đào tạo bài bản và cấp phép đầy đủ. Nếu sử dụng máy hoặc ghế massage tại nhà cũng cần phải có chỉ dẫn từ bác sĩ để lựa chọn thiết bị và chương trình phù hợp.

- Nếu bị đau nhiều, diễn tiến liên tục, tăng về tần suất thì các bạn nên đi khám bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.

Mang thai là một khoảng thời gian đầy ý nghĩa với rất nhiều thay đổi từ bên trong đến bên ngoài cơ thể người phụ nữ. Mong rằng qua các thông tin được chia sẻ trong bài giúp các bạn chăm sóc bản thân cũng như người thân trong gia đình tốt hơn !

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách sử dụng tinh dầu

Tinh dầu có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Bài viết này sẽ Hướng dẫn các bạn cách sử dụng tinh dầu sao cho đúng ...

Ưu và nhược điểm các phương pháp điều trị ...

Bệnh xương khớp bao gồm hơn 100 bệnh có liên quan đến các khớp trên cơ thể. Trái với suy nghĩ đây là bệnh của người ...

Vật lý trị liệu sau gãy xương giúp phục hồi ...

Gãy xương là một chấn thương nghiêm trọng, đòi hỏi thời gian tương đối dài để hồi phục. Sau một thời gian bất động dài ...

Vật lý trị liệu: Có thể bạn chưa biết

Vật lý trị liệu được sử dụng phổ biến để giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng cơ thể. Chắc hẳn bạn đã từng nghe hoặc ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...