Hiểu về tình trạng tổn thương xương cụt

Xương cụt bao gồm một nhóm các xương nhỏ nằm ở vị trí dưới cùng của cột sống. Khi chúng ta ngồi, xương cụt sẽ phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể. Nếu bị tổn thương xương cụt thì sẽ rát đau đớn khi ở tư thế ngồi.

Nguyên nhân gây tổn thương xương cụt

Các cơn đau xuất hiện tại xương cụt có thể do bị trật khớp hoặc gãy xương hoàn toàn khi ngã, va chạm mạnh khi bị tai nạn. Bên cạnh đó việc ngồi quá lâu ở trên ghế cứng cũng là nguyên nhân gây tổn thương cho bộ phận này.

Tổn thương ở xương cụt thường xảy ra ở những người thừa cân và béo phì nhiều hơn do trọng lượng cơ thể lớn, tạo ra nhiều áp lực cho hệ thống xương khớp.

Trẻ em cũng có nguy cơ bị chấn thương ở xương cụt do thường xuyên vận động và chơi thể thao quá mức, đặc biệt là ở những bộ môn có cường độ vận động cao. Tuy nhiên, do các xương ở trẻ có độ linh hoạt cao nên phần đa các chấn thương không nghiêm trọng, hiếm khi phải phẫu thuật, thời gian phục hồi chấn thương ở lứa tuổi này cũng nhanh hơn người lớn.

Hiểu về tình trạng tổn thương xương cụt

Thống kê cho thấy phụ nữ có nguy cơ bị tổn thương ở xương cụt lớn hơn nam giới gấp 5 lần do quá trình mang bầu và sinh nở.

Triệu chứng chấn thương xương cụt

Cơn đau ở xương cụt thường có tính chất cục bộ (chỉ xuất hiện ở khu vực bị chấn thương). Một số hành động có thể khiến cơn đau gia tăng như:

- Ngồi nhiều hoặc ngả người ra sau khi ngồi.

- Đứng nhiều trong thời gian dài.

- Đứng dậy sau khi ngồi.

- Đi đại tiểu tiện.

Trong một số trường hợp ít gặp, người bị chấn thương xương cụt còn có thể bị đau ở thắt lưng, hoặc đau lan xuống chân, cảm thấy cần phải đi ngoài thường xuyên.

Chấn thương xương cụt không phải là tình trạng khẩn cấp. Nhưng các bạn nên tới bệnh viện sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt là những người bị đau nghiêm trọng, ngứa hoặc có cảm giác yếu ở một trong hai chân.

Hiểu về tình trạng tổn thương xương cụt

Chẩn đoán và điều trị chấn thương xương cụt

Để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng gãy xương cụt các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xem xương có bị gãy hơn, mức độ tổn thương cụ thể, và xác định các nguyên nhân khác ngoài lý do chấn thương gây đau.

90% trường hợp chấn thương ở xương cụt không cần phải làm phẫu thuật. Người bệnh thường được chỉ định vật lý trị liệu kết hợp với sử dụng gối kê để nâng đỡ vùng xương cụt.

Các phương pháp điều trị ngoài phẫu thuật khác bao gồm: Phục hồi chức năng sàn chậu, xoa bóp bấm huyệt, nắn chỉnh xương bằng tay, kích thích thần kinh bằng điện, kích thích tủy sống, tiêm steroid…

Các chuyên gia trị liệu cũng sẽ hướng dẫn các bài tập vận động có tác dụng kéo giãn dây chằng, tăng cường sức mạnh cho các cơ có nhiệm vụ hỗ trợ phần lưng dưới. Bên cạnh đó là những hướng dẫn về cách sinh hoạt: Đứng lên, ngồi xuống, đi lại… đúng cách để không gây ảnh hưởng tiêu cực tới cột sống và xương cụt.

Hiểu về tình trạng tổn thương xương cụt

Massage trị liệu, chườm nóng, chườm lạnh, hoặc phối kết hợp các biện pháp này có tác dụng giảm đau rất tốt.

Sử dụng gối đệm: Gối được thiết kế chuyên dụng hỗ trợ mông và hông cũng như giảm đau cho vùng bị tổn thương.

Một số loại thuốc kháng viêm được sử dụng cho các trường hợp gãy xương cụt và bị tím bầm.

Nếu người bệnh không đáp ứng các biện pháp điều trị không xâm lấn kể trên thì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần của xương cụt.

Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc nhiều bào tuổi tác của người bệnh cũng như mức độ tổn thương. Trung bình cần khoảng 4 – 12 tuần để người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn.

Trên đây là một số chia sẻ giúp các bạn Hiểu về tình trạng tổn thương xương cụt. Nếu các bạn hãy áp dụng những kiến thức được chia sẻ để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như người thân trong gia đình tốt hơn, giúp sống vui – sống khỏe mỗi ngày nhé !

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Bệnh béo phì ảnh hưởng tới tim mạch ra sao?

Béo phì luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Đây là một căn bệnh mãn tính gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và đời sống ...

Điều trị chứng đau lưng ở nam giới

Đau lưng có xuất hiện ở cả hai giới. Tuy nhiên, đàn ông thường thích những môn thể thao có cường độ cao, mức độ cạnh ...

Hiểu đúng về đau cấp tính và cách xử lý

Bạn đã bao giờ trải qua tình trạng đau đột ngột xuất hiện, buốt nhói, như thể từ trên trời rơi xuống? Đó hoàn toàn có ...

Những điều cần biết về bệnh béo phì

Hiện nay, bệnh béo phì đang có tốc độ gia tǎng đáng báo động. Tình trạng này thực sự là mối đe dọa đáng lo ngại bởi nó ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...