Trong nhóm bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát, viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống chiếm tỉ lệ 5 – 15%. Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát hệ thống có triệu chứng đặc trưng là biểu hiện tổn thương nội tạng kèm theo sốt cao, bên cạnh đó các tổn thương lan ra ngoài vùng khớp như:tim, phổi, gan, lách, hạch, mạch máu...và cả ngoài da.
Viêm khớp thiếu niêntự phát thể hệ thống là gì?
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là một bệnh lý viêm khớp mạn tính. Bệnh này thường xảy ra ở trẻ dưới 16 tuổi và chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Thời gian bệnh tồn tại khoảng 2 – 3 tháng, đã loại trừ được các nguyên nhân khác gây viêm khớp.
Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống được xác định khi người bệnh có các triệu chứng:
- Khớp bị sưng hoặc có hiện tượng tràn dịch màng trong khớp
- Khớp thường xuyên bị đau hoặc khi vận động sẽ bị đau. Cơn đau gây hạn chế vận động của người bệnh, khi sờ vào vùng khớp đau cảm giác căng nóng.
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là căng bệnh có tính chất thoáng qua nhưng nó lại gây ra hậu quả nặng nề cho các tổn thương ngoài khớp, trường hợp bệnh nặng và kéo dài có thể gây tử vong cho trẻ.
Khi chẩn đoán bệnh viêm khớp thiếu niên cần phân biệt với các bệnh lý có biểu hiện toàn thân khác như nhiễm trùng huyết, viêm da cơ, Lupus ban đỏ hệ thống, bạch huyết cấp...
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát hệ thống
Triệu chứng lâm sàng
- Những triệu chứng tại khớp:
+ Triệu chứng biểu hiện sớm nhất của bệnh là các cơn đau vùng khớp, tuy nhiên những cơn đau này chỉ thoáng qua.
+ Người bệnh có thể bị viêm đa khớp, thường gặp nhất là khớp cổ tay, khớp gối, khớp cổ chân. Cũng có những trường hợp bị viêm đa khớp ở cột sống cổ và khớp thái dương hàm dưới,khớp bàn tay, khớp háng.
- Triệu chứng xuất hiện ngoài khớp:
+ Người bệnh có thể bị sốt trong đợt khởi phát nhưng cũng có thể phải sau đợt viêm khớp mới bị sốt. Những cơn sốt có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, thường gặp nhất là vào buổi chiều hoặc tối. Vào sáng sớm, sốt có thể tăng cao rồi giảm nhanh, người bệnh sẽ cảm thấy ớn lạnh, đau cơ và mệt mỏi…
+ Phát ban: cơ thể người bệnh xuất hiện ban dạng dát hình tròn màu hồng, xung quanh nhạt màu, có đường kính khoảng 2-10mm, ban sẽ nổi khi trẻ sốt và mờ đi khi cơ thể trẻ trở về nhiệt độ bình thường rồi lại xuất hiện khi có đợt sốt mới.
+ Tim bị tổn thường và viêm màng thanh dịch: Hầu hết các trường hợp bị bệnh viêm khớp thiếu niên hệ thống trong đợt tiến triển bệnh sẽ bị tràn dịch màng ngoài tim.Hiện tượng này có thể được phát hiện nhưng hầu như không có triệu chứng.
+ Tràn dịch màng phổi khi bệnh viêm khớp thiếu niên ở trong giai đoạn cấp, rất ít trường hợp có thể có viêm phổi mô kẽ lan tỏa.
+ Xuất hiện cơn đau bụng có thể do viêm màng bụng hoặc căng bao gan.
+ Tổn thương hệ liên võng nội mô: Vùng tổn thương thường gặp nhất là ở cổ.
+ Một số khớp bị tổn thương như: khớp cổ tay, khớp háng, khớp vai…Khi bệnh ở giai đoạn muộn có thể bị tổn thương cột sống cổ, bệnh nặng sẽ dẫn tới viêm dính cột sống và khối xương cổ tay…
+ Một số triệu chứng khác: kích thích hệ thần kinh trung ương, co giật và dấu hiệu màng não…trường hợp hiếm gặp là viêm màng bồ đào.
Triệu chứng cận lâm sàng
- Bạch cầu máu tăng cao 30.000-50.000/ mm3 trong đó bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế.
- Tiểu cầu cũng tăng cao, có thể lên tới 1.000.000/ mm3, người bệnh sẽ bị thiếu máu.
- Tốc độ máu lắng tăng rất cao.
- Tăng các globulin miễn dịch đa dòng, nhưng các tự kháng thể (RF, ANA) thường âm tính.
- Tiến hành xét nghiệm dịch khớp thu được số lượng bạch cầu từ 10.000 đến 40.000/mm3. Trường hợp hiếm gặp bạch cầu có thể tăng tới 100.000/mm3.
=>Lưu ý: Khi chẩn đoán bệnh cần phân biệt với viêm khớp nhiễm trùng.
- Qua hình ảnh chụp X-quang phát hiện xương có sự thay đổi.
Các phương pháp chẩn đoán viêm khớp thiếu niên hệ thống
Chẩn đoán viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống
- Thời gian đặc trưng kéo dài trên 2 tuần dù viêm bất kỳ khớp nào
- Các nốt phát ban nhanh mờ
- Xuất hiện hạch toàn thân
- Gan hoặc lách to bất thường
- Xuất hiện tình trạng viêm màng thanh dịch.
Phương pháp chẩn đoán phân biệt
Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống cần chẩn đoán loại trừ khi có các biểu hiện đi kèm sau :
- Người bị bệnh vẩy nến hoặc ở họ hàng đời thứ nhấtcó tiền sử mắc bệnh vẩy nến.
- Trường hợp bé trai bị viêm khớp HLA-B27, bệnh này thường khởi phát sau 6 tuổi.
- Viêm cột sống dính khớp thiếu niên, viêm khớp cùng chậu với viêm ruột mạn, viêm màng bồ đào trước…
- Những người từng xét nghiệm 2 lần cách nhau trên 3 tháng có yếu tố viêm khớp dạng thấp…
Để phòng ngừa bệnh viêm khớp, trong cuộc sống hàng ngày các ban nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, áp dụng liệu pháp massage.
Trên các ghế massage hiện đại được trang bị nhiều tính năng hiện đại như: Con lăn massage 3D - 4D, nhiệt hồng ngoại, túi khí toàn thân, rung massage giúp giảm đau hiệu quả, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm khớp.
Sử dụng ghế massage toàn thân mỗi ngày giúp bạn thư giãn và chăm sóc sức khỏe bản thân và cả gia đình!