Sợ đám đông là một hội chứng, nó khiến người mắc sợ nói trước đám đông, ngại giao tiếp, chỉ muốn thu mình trong không gian nhỏ hẹp, ở nhà. Một số người thậm chí còn tỏ ra lo lắng tột độ khi tới các khu vực công cộng.
Ngay từ khi còn nhỏ chúng ta ít nhiều cũng sợ, ví dụ như ngày đầu tiên đi mẫu giáo, khi vào lớp một… Cuộc sống sẽ thú vị hơn nhiều khi chúng ta bước qua giới hạn của bản thân.
Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về hội chứng sợ đám đông cũng như phương pháp khắc phục nhé.
Hội chứng sợ đám đông là gì?
Theo các chuyên gia tâm lý: Hội chứng sợ đám đông trên thực tế là một dạng bệnh rối loạn lo âu. Nó khiến người mắc có xu hướng tránh né các không gian hoặc tình huống có thể làm cho bản thân hoảng sợ. Nhiều người cảm thấy như mình bị mắc kẹt, tuyệt vọng, xấu hổ, sợ hãi khi ở những không gian công cộng, trong đám đông.
Cảm giác lo âu bắt nguồn từ nỗi sợ rằng sẽ không có cách nào giải thoát khỏi tình trạng hiện tại. Nhiều người có triệu chứng bệnh từ nhỏ, nhưng cũng có người bị xuất hiện sau khi bị tấn công, khiến hoảng loạn và tránh đến những nơi tụ tập có thể khiến tình huống tái diễn.
Hội chứng sợ đám đông ảnh hưởng và giới hạn các hoạt động trong cuộc sống, sinh hoạt và công việc của người bênh. Ở mức độ nặng, người bệnh thâm chí không dám ra khỏi nhà, cứ thế trong một khoảng thời gian rất dài, tăng sự phụ thuộc vào người khác.
Hội chứng sợ đám đông có thể dẫn tới các vấn đề khác như: Trầm cảm, nghiện ngập (rượu, thuốc lá, thuốc phiện…), rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách.
Các dấu hiệu điển hình của bệnh gồm:
- Sợ ra khỏi nhà một mình.
- Sợ đám đông.
- Sợ xếp hàng, chờ đợi.
- Sợ các không gian hẹp hoặc kín như rạp chiếu phim, thang máy.
- Một số lại sợ các không gian mở như bãi đỗ xe, trung tâm mua sắm.
- Sợ phải lên các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, máy bay, tàu hỏa.
Nguyên nhân gây chứng sợ đám đông?
Chúng ta có thể bị mắc chứng sợ đám đông do các nguyên nhân sau:
- Sinh học: Do tình trạng sức khỏe và gene di truyền
- Tính cách: Những người có tích cách hướng nội sẽ dễ sợ đám đông hơn
- Môi trường: Thường xuyên bị căng thẳng, lo âu, stress.
Các yếu tố nguy cơ gồm:
- Bị rối loạn hoảng sợ hoặc ám ảnh.
- Có tính cách lo lắng nhiều, thường xuyên.
- Có mối quan hệ huyết thống với người bị hội chứng sợ đám đông.
- Phản ứng quá mức với cảm giác hoảng loạn, sợ hãi, tránh né quá mức.
- Trải qua các cú sốc trong cuộc sống: Bị tấn công, người thân đột ngột ra đi…
Điều trị hội chứng sợ đám đông
Quy trình điều trị chứng sợ đám đông rất khó khăn và nhiều thử thách khi người bệnh phải đối diện với sự sợ hãi, kết hợp với trị liệu tâm lý, dùng thuốc, vượt qua chính mình.
Tâm lý trị liệu
Người bệnh gặp gỡ chuyên gia tâm lý, chia sẻ về nỗi sợ hãi của bản thân cũng như bất cứ vấn đề gì khiến cảm thấy lo lắng, bất an. Tâm lý trị liệu thường kết hợp với một số thuốc để tăng cường hiệu quả.
Tâm lý trị liệu gồm liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tiếp xúc. Trong đó nhận thức hành vi là phương pháp phổ biến được sử dụng trong điều trị hội chứng sợ đám đông. Các chuyên gia giúp người bệnh hiểu được tình trạng của bản thân. Từ đó giúp họ vượt qua căng thẳng thông qua việc suy nghĩ tích cực hơn.
Liệu pháp tiếp xúc giúp người bệnh đối diện với nỗi sợ của bản thân, từ từ tiếp xúc với các tình huống đáng sợ cho tới khi chúng biến mất. Ví dụ: Bạn đến những nơi đông đúc để vượt qua nỗi sợ này.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng giảm nhẹ dấu hiệu của hội chứng như: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (có chọn lọc), thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu.
Theo các chuyên gia: Nên hạn chế việc sử dụng thực phẩm chức năng cũng như thảo dược trong quá trình điều trị hội chứng sợ đám đông do chưa được kiểm chứng, hoặc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc kê đơn.
Điều chỉnh sinh hoạt
Lối sống không tác động trực tiếp tiếp đến hội chứng này nhưng có thể giúp giảm cảm giác lo âu. Do đó bạn có thể điều chỉnh sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh. Cụ thể:
- Thường xuyên vận động: Tập thể dục giúp não sản sinh serotonin – chính là hóc môn vui vẻ, có tác dụng cải thiện tâm trạng. Hóc môn này cũng gia tăng khi chúng ta ra ánh sáng mặt trời hoặc áp dụng massage, sử dụng ghế massage.
- Ăn uống lành mạnh: Thực phẩm cũng có tác động đến tâm trạng. Bạn nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, protein vào thực đơn hàng ngày.
- Thư giãn tinh thần: Ngồi thiền yoga, khí công dưỡng sinh, massage… có tác dụng thư giãn, bạn có thể áp dụng tại nhà sau khi rời đám đông.
Hiện nay chưa có cách nào ngăn ngừa triệt để hội chứng sợ đám đông. Các triệu chứng sẽ gia tăng khi bạn tìm cách tránh né, học cách đói diện sẽ tốt hơn. Lúc đầu bạn có thể nhờ người thân đi cùng tới đám đông để cảm thấy yên tâm hơn.
Chứng sợ hãi đám đông cũng khó điều trị như hầu hết các bệnh tâm lý khác nếu chần chừ. Chúng ta nên khắc phục càng sớm càng tốt.