Huyệt Hợp Cốc

Huyệt Hợp Cốc còn có tên gọi là Hổ Khẩu, được coi là huyệt “vạn năng” do có vị trí đắc địa ở trên cơ thể, có nhiều tác dụng trong y học cũng như võ thuật.

Vị trí huyệt Hợp Cốc

Tên gọi: Hợp có nghĩa là sự hợp nhất, cùng nhau. Cốc là cái hang, khe, cũng được dùng để chỉ khoảng không nằm ở giữa hai dòng suối. Huyệt ở vị trí chính giữa của điểm nối giữa ngón cái và ngón trỏ nên gọi là Hộp Cốc. Khi mở rộng bàn tay, nhất là ngón trỏ và ngón cái thì tương tự như một cái miệng hổ nên còn gọi là Hổ Khẩu.

Đây là huyệt thứ 4 ở trên đường kinh Đại Trường.

Huyệt Hợp Cốc

Để xác định chính xác huyệt vị có 3 cách như sau:

- Cách đầu tiên: Người bệnh khép ngón tay cái và ngón trỏ, vị trí lõng ở giữa 2 ngón tay chính là huyệt.

- Cách thứ 2: Xòe rộng cả bàn tay, nhất là ngón cái và ngón trỏ. Dùng nếp gấp của ngón tai cái bên kia để đặt vào nép gấp giã da của ngón cái vừa xòe rộng. Huyệt nằm ở vị trí ngón cái vừa chạm vào, ấn có cảm giác ê tức.

- Cách thứ 3: Xòe rộng ngón cai và ngón trỏ, tìm đến điểm lõm ở trên mu và xương.

Tác dụng của huyệt Hợp Cốc

Là giao điểm kết nối từ bàn tay tới đại tràng, đi qua hàng trăm điểm khác treenc ơ thể nên huyệt Hợp Cốc có phạm vi ảnh hưởng rất rộng.

Là 1 trong 6 huyệt thường được dùng trị bệnh vở vùng đầu, mắt, miệng. Huyệt rất nhạy cảm, chỉ tác động nhẹ cũng cho cảm giác tức nặng, thậm chí có thể gây tê cho toàn bộ vùng bàn tay.

Huyệt còn được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các chứng mỏi mắt, cao huyết áp, ù tai, đau họng, và đa răng.

Huyệt Hợp Cốc

Dùng giảm nôn khi đi tàu xe, đau đầu, ngộ độc rượu.

Hợp Cốc cùng với Đại Chùy, Nhân Trung, Thần Đạo là 4 huyệt quan trọng trong võ thuật, thường được dùng để hồi sinh cơ thể khi bị điểm huyệt, đánh ngất.

Người bình thường khi bị tác động vào huyệt này có thể gây tình trạng hoa mắt, đau ở đầu, chóng mặt, tê liệt bàn tay.

Y học cổ truyền Trung Quốc ghi nhận huyệt Hợp Cốc có thể hỗ trợ điều trị 90 bệnh lý khác nhau.

Cách tác động lên huyệt Hợp Cốc

Bấm huyệt Hợp Cốc: Là cách làm đơn giản và thông dụng hơn cả do không phải chuẩn bị tư thế hay dụng cụ phức tạp. Bạn có thể thực hiện đang xem tivi, ngồi trên xe, lúc nghỉ ngơi. Thời gian để bấm huyệt thường tư 1 – 3 phút với lực mạnh. Khi bấm giữ 2 giây rồi nhả ra, lại tiếp tục bấm, nên thực hiện ngày 2 – 3 lần. Người đang kiệt sức không bấm huyệt này vì tính kích thích mạnh của nó.

Huyệt Hợp Cốc

Châm cứu huyệt Hợp Cốc: Người thực hiện châm thẳng, cách 0.5 – 1 thốn, cứu 3 – 5 tráng. Thời gian 5 – 10 phút. Không thực hiện cho phụ nữ trong thai kì.

Bấm huyệt Hợp Cốc giảm đau đầu, vai gáy

Khi xuất hiện cơn đau ở đầu, vai, bụng, đau răng… chỉ cần bấm nhẹ vào huyệt Hợp Cốc thì cơn đâu sẽ từ từ thuyên giảm.

Bấm huyệt Hợp Cốc điều hòa ổn định của đường ruột và dạ dày

Tác động nhẹ lên huyệt Hợp Cốc giúp đả thông khí cho lá lách và dạ dày, loại bỏ các mềm bệnh trong dạ dày, đường ruột, khiến buồn nôn, trướng bụng, táo bón, tả lỵ…

Y học hiện đại cũng phát hiện khi thực hiện kĩ thuật day bấm tại huyệt Hợp Cốc có thể cải thiện chức năng tiêu hóa của tì vị.

Huyệt Hợp Cốc

Huyệt Hợp Cốc làm đẹp, dưỡng nhan

Từ lâu các phi, tần trong hậu cung đã biết cách tác động lên huyệt đạo này để dưỡng nhan, cải thiện nhan sắc, lưu giữ nét thanh xuân.

Chỉ cần bỏ ra 10 phút mỗi ngày để day bấm huyệt Hợp Cốc sẽ có tác dụng giảm mụn và nám da, da dị ứng, nhạy cảm, cũng như một số bệnh ngoài da khác.

Phòng ngừa, điều trị bệnh cảm

Tác động vào huyệt Hợp Cốc còn có tác dụng kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, chống lại các bệnh truyền nhiễm, các bệnh mùa đông.

Day  bấm huyệt này cũng giúp tuyến mồ hôi làm việc hiệu quả, đào thải độc tố ra ngoài, phòng ngừa các bệnh cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt.

Người bệnh chỉ cần thực hiện day bấm Hổ Khẩu khoảng 100 lần, thực hiện bấm mạnh để có cảm giác đau tê mới hiệu quả.

Cấp cứu khi bị cảm nắng, mệt lả

Thời tiết oi nóng thường khiến cơ thể bị mất nước và dễ mắc cảm nắng, mệt mỏi. Để sơ cứu có thể ấn mạnh vào huyệt Hợp Cốc trong 3 phút.

Ngoài ra huyệt Hợp Cốc còn có tá dụng chống say xe, hạ huyết áp.

Trên đây là một số chia sẻ về huyệt Hợp Cốc. Vị trí, tác dụng,  các bấm huyệt, châm cứu… Đây là huyệt đạo quan trọng, có tác dụng trị liệu cao. Mong rằng qua các thông tin được chia sẻ các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về hệ thống kinh lạc – huyệt đạo trên cơ thể. Áp dụng thành công trong cuộc sống, chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn !

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Huyệt Đản Trung

Huyệt Đản Trung có các tên gọi khác là Đàn Trung, Chiên Trung, Nguyên Nhi, Nguyên Kiến, Hung Đường, Thượng Khí Hải. Đây ...

Huyệt Cao Hoang

Huyệt Cao Hoang còn có tên gọi khác là Cao Hoang Du, Cao Trung có ý nghĩa rất quan trọng trong trị liệu, thường được sử ...

Huyệt Quan Nguyên

Huyệt Quan Nguyên còn được gọi là Đan Điền, Đơn Điền, Đại Trung Cực... nằm ở vị trí nguyên âm & nguyên dương giao ...

Huyệt Túc Tam Lý

Huyệt Túc Tam Lý còn có các tên gọi khác như Trường Sinh, Hạ Lăng, Tam Lý, Hạ Tam Lý… là một trong những huyệt đạo quan ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...