Huyệt đạo là một hệ thống rất phổ biến trong y học cổ truyền phương Đông – nơi châm cứu – xoa bóp – bấm huyệt được hình thành và phát triển trên cơ sở những tri thức về kinh lạc và huyệt đạo.
Huyệt đạo là gì? Có tác dụng ra sao? Cách tác động như thế nào?... là những kiến thức mà không phải ai cũng biết, nhưng lại rất tốt trong chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Các bạn hãy cùng Okasa tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Tên gọi và định nghĩa của Huyệt
Các tên gọi của Huyệt
Huyệt ở trong các y thư cổ có rất nhiều tên gọi khác nhau:
- Nội kinh: huyệt, tiết, hội, khí huyệt, khí phủ, không
- Giáp ất kinh: Khổng huyệt
- Thái bình thánh huệ phương: Huyệt đạo
- Đồng nhân du huyệt châm cứu đồ kinh: Du huyệt
- Thần cứu kinh luận: Huyệt vị
Tại Việt Nam, Huyệt được biết tới phổ biến dưới các cách gọi: Huyệt, huyệt vị, huyệt đạo, du huyệt.
Định nghĩa Huyệt
Có rất nhiều cách để định nghĩa Huyệt:
" Huyệt là nơi ra – vào, lưu hành của thần khí "
(Huyệt không phải da – gân – xương, đây được xem lại định nghĩa chung của huyệt ở bất cứ vị trí nào ở trên cơ thể)
" Huyệt chính là nơi mạch khí phát ra "
(Cách nói này dùng để chỉ các huyệt của kinh mạch)
" Huyệt là nơi khí lục phủ ngũ tạng xuất ra tại 12 kinh mạch "
" Huyệt là nơi khí của tạng phủ xuất ra tại vị trí lưng – ngực – bụng "
" Ở kinh cân điểm đau chính là huyệt "
Huyệt và hệ thống cơ quan cảm thụ trong y học hiện đại
Mỗi cơ quan, bộ phận trên cơ thể đều có huyệt đại diện. Hệ thống huyệt ở trong cơ thể cũng tương tự như hệ thống cơ quan cảm thụ trong y học hiện đại. Y học cổ truyền coi huyệt là nơi khi ra vào và lưu hành, liên thông cơ thể với môi trường bên ngoài. Nó tương tự như các đầu dây thần kinh tự do trong y học hiện đại. Cụ thể:
- Tiếp nhận các cảm giác xúc giác khi có đụng chạm, phân bố ở da, chân lông, các đầu ngón tay & chân, lưỡi…
- Tiếp nhận cảm giác lạnh – nóng
- Tiếp nhận cảm giác đau
- Đáp ứng với các thay đổi trong cơ thể: Sản xuất các chất hóa học để điều chỉnh hoạt động, giúp các cơ quan trở lại trạng thái bình thường.
Các huyệt đạo trên cơ thể con người
Đã từng có thời gian Y học phương Tây nghi ngờ về sự tồn tại của hệ thống kinh lạc, huyệt đạo ở trên cơ thể người. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học đã ghi nhận trên cơ thể con người có hàng trăm huyệt đạo: Khoảng 365 huyệt và vẫn đang tiếp tục được tìm hiểu, khám phá.
Trong số đó có 108 đại huyệt, 257 tiểu huyệt. Trong số 108 đại huyệt có 72 huyệt được khuyến khích sử dụng trong trị liệu, 36 tử huyệt là những huyệt khá nguy hiểm, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng nếu tác động sai cách. Việc day - ấn – bấm các huyệt này thường do các chuyên gia trị liệu được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao thực hiện.
Trường hợp nếu bạn tự masage bấm huyệt tại nhà thì có thể tìm hiểu về các huyệt Bách hội, Hợp cốc, Đản trung, Cao hoang, Quan nguyên, Mệnh môn, Túc tam lý, Dũng tuyền. Đây là các huyệt cơ bản nhưng có tác dụng rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.
Lợi ích của bấm huyệt
Bấm huyệt chỉ là một trong các cách để tác động vào huyệt đạo, ngoài ra còn có Day - Ấn - Châm.
Khi xác định được vị trí huyệt, người thực hiện sẽ sử dụng đầu ngón tay bấm vào điểm đó, giữ một lúc, thỉnh thoảng nhả ra một chút rồi lại bấm. Thời gian thường trong vài phút, hoặc đến khi xuất hiện cảm giác hơi tưng tức ở điểm bấm.
Khi được tác động đúng cách, bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch, cân bằng âm khí và dương khí. Mà theo y học cổ truyền, cơ thể bị bệnh thường do khí bị tắc, khí âm dương không cân bằng.
Các lợi ích cụ thể bao gồm:
- Giảm căng thẳng, lo âu.
- Giảm đau, nhất là đau nhức cơ - xương - khớp.
- Cải thiện tâm trạng theo hướng tích cực hơn.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Phòng ngừa các vấn đề sức khỏe khi thời tiết thay đổi như: Cảm lạnh, viêm xoang.
- Cải thiện khả năng tiêu hóa.
- Cải thiện sức khỏe sinh lý.
Ngày nay, ngay cả với những người còn hoài nghi thì bấm huyệt tuy không được coi là phương pháp điều trị thì vẫn không thể phủ nhận vai trò của xoa bóp bấm huyệt như liệu pháp bổ sung, giúp giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Một nghiên cứu của khoa học hiện đại về Huyệt
Trong một nghiên cứu vào năm 2000, các nhà khoa học đã tiến hành xem xét tác động của phương pháp bấm huyệt bàn chân trong thời gian 30 phút với những người bệnh đang trong quá trình điều trị ung thư phổi và vú. Những người tham gia cho thấy giảm được sự lo lắng so với những người không bấm huyệt.
Trong một nghiên cứu khác vào năm 2014, thực hiện massage chân trong 20 phút, trong 4 ngày liên tiếp cho những người phẫu thuật tim. Kết quả cho thấy: Những người được thực hiện liệu pháp giảm lo âu tốt hơn so với không áp dụng liệu pháp.
Nghiên cứu năm 2011 của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ trên 240 phụ nữ mắc bệnh ung thư vú ở giai đoạn cuối cho thấy: Bấm huyệt giúp giảm triệu chứng khó thở.
Ai không nên bấm huyệt ?
Bấm huyệt được coi là an toàn, ngoại trừ các trường hợp sau:
- Người gặp các vấn đề liên quan đến tuần hoàn máu ở chân;
- Người bệnh gút;
- Bệnh ngoài da, lở loét;
- Có cục máu đông hoặc tĩnh mạch bị viêm;
- Có vết thương hở miệng;
- Người gặp các vấn đề liên quan đến tuyến giáp;
- Người động kinh;
- Người có lượng tiểu cầu thấp, hay bị bầm tím và chảy máu khi có tác động của ngoại lực;
- Phụ nữ mang thai cũng được có là không nên bấm huyệt, hoặc chỉ nên thực hiện khi có sự động ý của bác sĩ.
Massage bấm huyệt là phương pháp trị liệu không xâm lấn. Các bạn có thể tự thực hành một số kĩ thuật xoa bóp – bấm huyệt đối với một số huyệt phổ thông (8 huyệt đã nêu ở trên). Còn lại, nên đến các trung tâm uy tín để được các chuyên gia có chứng chỉ hành nghề chăm sóc.