Huyệt Nghinh Hương còn có tên gọi khác là Nghênh Hương, Xung Dương, vị trị ở trên khuôn mặt, gần với mũi, là một trong những huyệt quan trọng của cơ thể, có nhiều tác dụng trong trị liệu.
Vị trí huyệt Nghinh Hương
Tên huyệt: Do có tác dụng làm cho mũi thông thoáng, từ đó đón nhận (nghinh, nghênh) mùi thơm (hương) tốt hơn, nên có tên gọi là Nghinh Hương.
Nghinh Hương là huyệt thứ 20 của kinh Đại Trường.
Huyệt nằm ở bên cánh mũi, cách khoảng 0.8 cm. Để xác định vị trí chính xác các bạn làm như sau: Sử dụng ngón cái cùng ngón trỏ để kẹp hai cánh mũi lại. Phần ngón tay tiếp xúc với điểm lõm nằm ở hai bên cánh mũi chính là huyệt vị.
Các tác động lên huyệt Nghinh Hương
Để tác động lên huyệt Nghinh Hương có nhiều cách
- Day, bấm huyệt: Đây là kĩ thuật tương đối đơn giản, có thể áp dụng tại nhà. Người thực hiện sử dụng các đầu ngón tay để tác động lên huyệt.
- Hơ ngải cứu: Sử dụng ngải cứu hơ nóng để đắp lunw huyệt, giúp trị chứng nghẹt mũi, viêm xoang.
- Dán cao: Sử dụng cao dán để tác động lên huyệt cũng là một cách làm đơn giản, có tác dụng trị nghẹt mũi và giảm các triệu chứng của viêm xoang.
- Châm cứu: Sử dụng kim để đâm xiên hoặc luồn dưới da. Đây là kĩ thuật phức tạp, thường được các thầy thuốc Đông y sử dụng để điều trị viêm xoang.
Nhìn chung các bạn có thể tự học và áp dụng xoa bóp bấm huyệt tại nhà. Với châm cứu thì nên để các cơ sở trị liệu uy tín để được áp dụng đúng cách, đảm bảo an toàn. Không nên tác động vào huyệt đạo khi có vết thương hở, sứng tấy, lở loét, bệnh ngoài da… sẽ khiến cho tình trạng trầm trọng hơn.
Tác dụng của huyệt Nghinh Hương
Huyệt Nghinh Hương có tác dụng làm thông thoáng đường thở, tán phong nhiệt, và thanh hỏa khí. Do đó được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh: Ngứa mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, sổ mũi, chảy dịch xoang… Ngoài ra là ngứa ở mặt, mặt bị sưng phù, liệt mặt.
Trị nghẹt mũi
Bấm huyệt Nghinh Hương trị nghẹt mũi
- Xác định huyệt vị.
- Sử dụng ngón tay để xoa trên huyệt Nghinh Hương. Nếu ngạt mũi bên nào thì day huyệt vị ở bên đó.
- Thời gian trong khoảng 3 – 4 phút, ngày 5 lần.
- Để tăng cường hiệu quả bạn có sử dụng thêm một chút dầu gió. Dầu có tác dụng làm nóng nhanh hơn, hạn chế tình trạng chảy nước mũi.
Châm cứu huyệt Nghinh Hương trị nghẹt mũi
- Sử dụng kim châm xiên vào da.
- Mũi kim châm sâu vào 0.3 – 0.5 thốn, hướng đến huyệt Tỵ Thông.
- Có thể kết hợp với các huyệt đạo khác để tăng cường trị liệu.
- Phương pháp này thường được áp dụng khi bệnh mới khởi phát. Không dùng cho trường hợp bệnh kéo dài, dịch ở mũi có màu, người bệnh kèm theo sốt cao và ho.
Bấm huyệt Nghinh Hương trị viêm xoang
- Xác định huyệt vị.
- Sử dụng 2 ngón trỏ để bấm vào huyệt đạo trong 2 phút.
- Ngày thực hiện 2 – 3 lần để mũi thông thoáng, giảm đau nhức cũng như chảy máu cam.
- Lưu ý: Phụ nữ có thai, rối loạn lo âu không nên áp dụng phương pháp này.
Hỗ trợ điều trị liệt mặt
Ngoài trị các bệnh liên quan đến mũi thì tác động vào huyệt Nghinh Hương còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến mặt như liệt mặt.
- Tiến hành day ấn huyệt Nghinh Hương 50 lần.
- Day ấn huyệt Giáp Xa và Hạ Quan, mỗi huyệt cũng 50 lần. Trường hợp nặng có thể day ấn 100 lần.
- Sử dụng bàn tay để day phần mặt bị lệch 40 – 50 lần cho tới khi mặt nóng lên.
- Tiếp đó thực hiện day 3 huyệt Ế Phong, Thái Dương, Phong Trì, mỗi huyệt khoảng 50 lần.
- Nên thực hiện đều đặn, hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng hơn.
Để phòng tránh liệt mặt các bạn không nên mở cửa đột ngột khi trời lạnh. Việc này khí gió lạnh xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Cũng không nên để điều hòa, quạt thổi thẳng vào mặt.
Trên đây là một số chia sẻ về huyệt Nghinh Hương: Vị trí, tác dụng, cách tác động… Mong rằng với các thông tin được chia sẻ, các bạn có thêm các thông tin bổ ích về trị liệu, từ đó chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn!