Huyệt Tất Nhãn (hay còn gọi là Tất Mục), nằm ở vị trí gần đầu gối, bao gồm huyệt Nội Tất Nhãn và Ngoại Tất Nhãn, là huyệt quan trọng trên cơ thể, có nhiều ứng dụng trong trị liệu.
Vị trí huyệt Tất Nhãn
Tên Huyệt: Do nằm ở mé trong, khe của xương đùi, mà khu vực xương này có hình dáng giống như đầu bò, huyệt ở đúng vị trí mắt của bò (Mục), nên người xưa gọ là Tất Mục, Tất Nhãn.
Huyệt Nội Tất Nhãn nằm ở bên trong đầu gối, còn Ngoại Tất Nhãn nằm ở bên mé ngoại (còn gọi là huyệt Độc Tỵ).
Về giải phẫu, bên dưới vùng da của huyệt là hõm của xương bánh chè, cơ đầu đùi, và gân cơ may, ngoài ra là xương chày, dây thần kinh vận động cơ, các nhanh dây thần kinh đùi.
Để xác định chính xác vị trí huyệt đạo các bạn có thể quan sát từ bên ngoài, huyệt ở ngay chỗ lõm của hai bên mé trong đầu gối. Hoặc nhận biết bằng cử động: Ngồi trên ghế, co 1 chân lên 90 độ sẽ nhận thấy ở bên dưới, mé trong của xương đầu gối của 1 vị trí lõm xuống, đó chính là huyệt Nội Tất Nhãn.
Công dụng huyệt Tất Nhãn
Huyệt Tất Nhãn chi phối dây thần kinh vận động cơ của đầu gối, được sử dụng trong hỗ trợ điều trị đau nhức xương ở người trẻ, nhất là ở vị trí đầu gối, trị sưng đau ở ắp chân. Người bị đau ở phần trong của đầu gối, khi đứng lên hoặc ngồi xuống gặp nhiều khó khăn, đi lại không vững có thể tác động vào huyệt để giảm nhẹ các triệ chứng.
Trị cước khí
Đây là tình trạng bên trong của gót chân xuất hiện đau nhức, đau diễn ra ở một vị trí nhất định. Nhìn bên ngoài rất khó nhận biết vì cước khí không gây sưng, không đỏ, và cũng không có cảm giác nóng.
Đông y giải thích hiện tượng trên là do cơ thể bị nhiễm lạnh, tích tụ hàn khí. Người bệnh thường đau khi thời tiết thay đổi, giá lạnh, nhiều sương, càng lạnh càng đau mỏi.
Đông y trị cước khí dựa trên kiến thức hệ hệ thống kinh lạc, huyệt đạo, tiên hành loại trừ khí lạnh ra khỏi cơ thể (thường được gọi là khu phong, trừ thấp, và ôn kinh hoạt lạc).
Người bệnh thường được chấm cứu hoặc áp dụng kĩ thuật xoa bóp bấm huyệt đồng thời vào cả 2 huyệt nội – ngoại Tất Nhãn ở hai bên đầu gối để giảm đau nhức.
Trị đau đầu gối
Huyệt Tất Nhãn được sử dụng nhiều trong trị liệu, hỗ trợ điều trị đau xương khớp ở vị trí đầu gối, có thể kể đến phong thấp khớp, bị trật khớp, dị dạng ở đầu gối. Việc tác động vào huyệt không chỉ giảm đau nhức mà còn có tác dụng cải thiện tình trạng bị tích nước ở bên trong đầu gối.
Người già bị đau gối do lão hóa, thực hiện kích thích huyệt sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Nó còn giúp tăng cường khả năng hoạt động cho khớp gối, lưu thông máu, đào thải đọc tố, làm chậm tác động của quá trình lão hóa.
Trong một số trường hợp, việc tác động vào huyệt Tất Nhãn bằng phương pháp cứu ngải cũng rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị đau lưng.
Phối Tất Nhãn với các huyệt đạo khác
Ngoài việc tác động đơn huyệt thì kết hợp Tất Nhãn với các huyệt đạo khác sẽ giúp tăng cường khả năng trị liệu.
- Kết hơp với huyệt Túc Tam Lý trị sưng ở chân.
- Kết hơp với huyệt Tất Dương Quan trị đau đầu gối, đau ở đùi.
- Kết hơp với huyệt Khoan Cốt, Tất Dương Quan trị hai chân bị sưng đau.
Cách tác động vào huyệt Tất Nhãn
Có 2 phương pháp cơ bản để tác động vào huyệt Tất Nhãn là xoa bóp bấm huyệt và châm cứu.
Xoa bóp bấm huyệt giúp thư giãn cơ, giảm áp lực lên hệ thần kinh, giảm đau hiệu quả. Phương pháp này đơn giản hơn, có thể áp dụng tại nhà, giảm sự phụ thuộc vào thuốc cũng như tác dụng phụ của thuốc. Nó đặc biệt hiệu quả khi xử lý các vấn đề xảy ra ở quanh khớp gối.
Trong khi đó châm cứu kích thích sâu hơn và trực tiếp tới huyệt vị tại vùng tổn thương, tăng hiệu quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, đây là kĩ thuật khó, các bạn không nên tự tiến hành tại nhà nếu không có chuyên môn; Nên đến các trung tâm y tế, bệnh viện Đông y để được hỗ trợ đầy đủ.
Khi châm cứu, người bệnh co đầu gối, chuyên gia trị liệu xác định huyệt vị, châm kim thẳng vào, sâu 0.5 – 1 thống. Hoặc cũng có thể châm xiên từ huyệt Nội Tất Nhãn sang Ngoại Tất Nhãn (từ trong ra ngoài).
Những lưu ý khi thực hiện châm cứu, bấm huyệt Tất Nhãn
- Phụ nữ có các bệnh lý nội khoa như: Viêm ruột thừa, viêm đau vòi trứng không nên xoa bóp bấm huyệt.
- Người bị chấn thương xương khớp, có vết thương kín hay hở ở vị trí huyệt không nên thực hiện massage bấm huyệt cũng như châm cứu.
- Không thực hiện tác động khi có vết lở loét, tấy đỏ ở vùng huyệt, hoặc vùng cơ thể bên dưới huyệt có vết bầm tím.
Trên đây là một số chia sẻ về huyệt Tất Nhãn: Vị trí, tác dụng, cách bấm huyệt, châm cứu… Mong rằng qua các thông tin được chia sẻ các bạn đã có thể được nhiều thông tin hữu ích về trị liệu, giúp chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn !