Huyệt Thập Tuyên là một trong những huyệt quan trọng trên cơ thể, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng: Sốt cao, hôn mê, say nắng, tình trạng bị tê các đầu ngón tay do sức khỏe yếu.
Vị tí huyệt nằm ở vị trí cao nhất của 10 đầu ngón tay, cách đầu ngón tay khoảng 2 mm. Về mặt giải phẫu, bên dưới huyệt là đầu đốt cuối của các xương ngón tay.
Ứng dụng huyệt Thừa Tuyên trong trị liệu:
- Kết hợp cùng các huyệt Dũng Tuyền, Đại Lăng, Hợp Cốc để giảm phiền muộn.
- Kết hợp cùng các huyệt Du Phủ, Khuyết Bồn, Đản Trung, Hợp Cốc, Phù Đột, Thiên Xong, và Trung Phủ để hỗ trợ điều trị bướu cổ.
- Kết hợp cùng các huyệt Đại Chùy, Nhĩ Tiêm để trị sốt cao, người bị say nắng.
Cách tác động vào huyệt Thập Tuyên
Châm cứu huyệt Thập Tuyên
- Người bệnh ở tư thế thoải mái.
- Người thực hiện châm tiến hành châm cứu cạn hoặn nặn ra một ít máu.
- Châm cứu cạn thì đưa kim vào 0.1 thốn, vê kim rồi rút ra.
- Khi điều trị viêm họng thì châm cứu cùng với nặn ra ít máu.
Bấm huyệt Thập Tuyên
- Để người bệnh nằm hoặc ngồi, cơ thể thả lỏng.
- Người thực hiện kĩ thuật bấm huyệt sử dụng đầu ngón tay để ấn xuống vị trí của huyệt, tiến hành day ấn với lực đạo vừa phải. Mỗi lần day ấn ở một đầu ngón tay trong khoảng thời gian 30 phút rồi chuyển sang ngón khác.
Ứng dụng huyệt Thập Tuyên trong điều trị bệnh
Bấm huyệt Thập Tuyên trị chứng say nắng
Đông y gọi say nắng là trúng thử. Nguyên nhân chủ yếu là do chính khí trong cơ thể bị suy yếu khiến cho nhiệt thấp xâm nhập vào bên trong và làm cho tổn hao âm dịch.
Người bị say nắng có những biểu hiện như: Hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, miệng cảm giác đắng, khô lưỡi. Một số người còn bị vã mồ hôi, thần sắc nhợt nhạt do thiếu máu.
Chúng ta cần tiến hành bấm vào huyệt Nhân Trung, tiếp đó là Thập Tuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng.
Châm cứu huyệt Thập Tuyên sơ cứu tai biến mạch máu não
Những người bị tai biến thường do có tiền sử huyết áp cao, bệnh lý tim mạch. Trường hợp bị đột quỵ bất ngờ, trong thời gian chờ xe cấp cứu có thể tiến hành sơ cứu bằng cách hơ kim trên lên rồi châm vào huyệt Thập Tuyên cho tới khi thấy rỉ máu ở đầu ngón tay thì dừng lại.
Nếu chưa thấy rỉ máu có thể tiến hành châm vào huyệt Thập Tuyên ở trên các ngón khác. Khi người bệnh tỉnh thì kết hợ với châm vào dái tai kết hợp với thao tác véo ở dái tai.
Tự bấm huyệt Thập Tuyên trị chứng tê bì đầu ngón tay
Tê bì ở chân tay là vấn đề thường gặp ở nhiều người, xuất hiện do người bệnh hoạt động liên tục, phụ nữ tiền mãn kinh, bị trúng gió, ngoài ra viêm khớp ngón tay…
Tê bì chân tay ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh, nhất là suy giảm chất lượng giấc ngủ. Để giải quyết tình trạng kể trên các bạn có thể tự day bấm huyệt Thập Tuyên mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 3 – 5 phút sẽ thấy vấn đề được cải thiện.
Lưu ý khi massage bấm huyệt Thập Tuyên
- Huyệt Thập Tuyên được chi phối bởi các tiết đoạn thanh kinh C6, C7, C8, D1. Do vậy cần xác định chính xác huyệt vị trước khi tiến hành kĩ thuật xoa bóp bấm huyệt cũng như châm cứu. Đối với châm cứu, đây là một kĩ thuật phức tạp, đòi hòi chuyên môn cao, các bạn không nên tự thực hiện tại nhà mà nên đến các trung tâm trị liệu, bệnh viện đông y để được các bác sĩ thực hiện.
- Không tác động lên huyệt khi có vết thương hở, vết bầm tím do chấn thương, hay bị bệnh ngoài da.
- Phương pháp massage bấm huyệt có tác dụng HỖ TRỢ điều trị. Người bệnh nặng nên đi khám tại các bệnh viện để được xác định rõ ràng tình trạng bệnh lý, được tư vấn phương pháp điều trị cụ thể.
- Không áp dụng châm cứu bấm huyệt cho phụ nữ trong thai kì, người vừa sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.
Trên đây là một số chia sẻ về huyệt Thập Tuyên, vị trí – tác dụng – cách tác động cùng một số lưu ý kèm theo. Các bạn hãy áp dụng đúng cách để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn nhé.