Khí huyết trong y học cổ truyền

Y học cổ truyền thường nhắc tới Khí & Huyết như 2 yếu tố cơ bản vận hành trong cơ thể con người. Sự mạnh khỏe hay suy yếu của cơ thể cũng bắt nguồn từ khí huyết.

Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Okasa tìm hiểu về khí huyết trong y học cổ truyền cũng như vai trò của nó trong điều trị bệnh nhé.

Hiểu về Khí

Khí là gì?

Khí có nguồn gốc từ sự sinh hóa từ tinh khí của đồ ăn thức uống cùng với khí trời được hít thở vào trong cơ thể. Khí được tạo ra để giúp vận chuyển các huyết dịch nuôi dưỡng các cơ quan, bộ phận, giúp duy trì các hoạt động sống của cơ thể.

Theo y học cổ truyền phương Đông:

- Khí chỉ sự hoạt động của lục phủ ngũ tạng.

- Do khí vận chuyển huyết dịch liên tục trong hệ thống kinh mạch, ở bên trong thì nuôi dưỡng tạng phủ, bên ngoài thì nuôi dưỡng da – kinh lạc – gân cơ, nên được gọi là khí lực.

- Khí là dạng vật chất giúp nuôi dưỡng cơ thể, duy trì hoạt động sống, tạng phủ sau khi nhận được vật chất này mới có thể chuyển hóa thành cơ năng.

Khí huyết trong y học cổ truyền

Phân loại khí

Khí được chia làm Nguyên khí, Tông khí, và Dinh khí

- Nguyên khí: Bao gồm âm khí và dương khí, được tàng trữ ở thận, theo kinh tam tiêu đi khắp các phủ tạng, và là nguồn gốc sinh hóa bên trong cơ thể. Do đó, khi nguyên khí đủ đầy thì tạng phủ khỏe mạnh, ít bệnh tật, và ngược lại.

- Tông khí: Là dạng khí tự nhiên được hít vào, kết hợp với khí từ thực phẩm được tỳ vị tiêu hóa mà thành. Tông khí được hình thành ở phổi (phế), tích tụ ở ngực, giúp hô hấp.

- Dinh có nghĩa là dinh dưỡng, các tác dụng nuôi dưỡng cơ thể. Là thức ăn trải qua tiêu hóa ở tỳ vị, sau đó truyền sang phế, đi vào huyết mạch và vận hành trong cơ thể.

- Vệ khí: Vệ có nghĩa là bảo vệ, giữ cho cơ thể không bị tà khí xâm nhập. Cũng như Dinh, Vệ khí có nguồn gốc từ tinh khí của thực phẩm, nhưng khác nhau ở đường vận hành. Nếu Dinh đi ở trong thì Vệ đi toàn thân, trong vào tạng phủ,  có tác dụng làm ấm; Ngoài thì tới da, thịt, có tác dụng đóng – mở lỗ chân lông, bảo vệ cơ thể khỏi tà khí xâm nhập.

Hiểu về Huyết

Khí huyết trong y học cổ truyền

Huyết là gì?

Là một dịch thể màu hồng, tuần hoàn trong cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng.

Huyết là dạng vật chất quan trọng có vai trò duy trì các hoạt động sống bên trong cơ thể. Huyết tuần hoàn đi khắp cơ thể, từ lông, da, thịt, xương, phủ tạng đều cần phải có huyết nuôi dưỡng. Vì vậy, khi huyết mạch điều hòa, tuần hoàn thuận lợi thì cơ thể mới có thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

Sở các giác quan có thể vận hành (mũi ngửi được, tai nghe được, mắt nhìn được…), chân tay cử động được, da dẻ mịn màng… là nhờ vào sự tuần hoàn của huyết. Nhưng huyết sở dĩ có thể vận chuyển không ngừng là nhờ vào sự thúc đẩy của khí. Vậy nên người xưa mới coi khí là thống soái của huyết, hay khi đi thì huyết cũng mới đi.

Nếu vì lý do nào đó khiến cho sự tuần hoàn của huyết dịch gặp trở ngại khiến cho da không được nuôi dưỡng thì sẽ màu sắc nhợt nhạt, chân tay không được nuôi dưỡng thì tê dại, lạnh, lâu dài không chỉ hạn chế vận động mà còn có thể khiến bại liệt.

Chẩn đoán bệnh thuộc khí huyết

Mối quan hệ khí huyết

Y học cổ truyền cho rằng: Huyết thuộc về âm, khí thuộc về dương. Huyết tuy do khí mà sinh, theo khí mà đi, nhưng bản thân khí cũng cần dựa vào huyết mới phát huy được vai trò vận động sinh hóa (dương sinh âm trưởng). Huyết và khí cùng tương trợ lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Khi khí huyết không điều hòa thì sẽ xuất hiện bệnh tật.

Khí huyết trong y học cổ truyền

Khi khí huyết trục trặc sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tạng phủ; Ngược lại, khi tạng phủ có bệnh sẽ có biểu hiện qua khí huyết.

Bệnh của khí: Khí hư

Do cơ năng hoạt động của cơ thể cũng như nội tạng bị suy yếu. Thường gặp ở những người có bệnh mạn tính, người cao tuổi, người mới ốm dậy sau khi mắc các bệnh cấp tính nặng.

Biểu hiện thường tháy là hơi thở ngắn, sức lực suy giảm, giọng nói nhỏ mà yếu, người mệt mỏi, da xanh tái, ăn uống kém, lưỡi nhạt, lạt miệng. 

Nếu tâm khí hư, người bệnh còn có những biểu hiện hồi hộp, tức ngực. Phế khí hư, người bệnh xuất hiện các triệu chứng ho suyễn, thở gấp, dễ bị cảm. Tỳ khí hư, người bệnh ăn ít, trướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Thận khí hư, người bệnh bị nhức mỏi gối, suy giảm thính lực, tiểu ít.

Bệnh của huyết

Thường gặp huyết hư do bị mất máu nhiều. Triệu chứng chung là sắc mặt nhợt nhạt, xanh xao, môi nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, đánh trống ngực, chân tay tê.

Nếu tâm huyết hư người bệnh sẽ  mất ngủ, hay quên. Can huyết hư, người bệnh hay bực bội, gân cơ co giật.

Huyết hư cũng ảnh hưởng tới khí, khiến cho người bệnh bị đoản khí, thở gấp, mệt mỏi, mất sức. Người bệnh cần được bổ huyết, nếu bị cả khí hư thì cần bồi bổ cả khí huyết.

Điều trị các bệnh khí, huyết 

Khí huyết trong y học cổ truyền

Để điều trị các bệnh khí huyết, y học cổ truyền có các thang thuốc đặc trị cho từng bệnh; Có thể kết hợp trong uống ngoài thoa; Hoặc kết hợp với các liệu pháp khác.

Xông, ngâm, tắm, chườm, bó: Có thể dùng bài thuốc ngâm tắm, kết hợp với nhiệt.

Châm cứu: Tác động lên huyệt vị bằng cách sử dụng kim châm, hoặc sử dụng sức nóng của ngải cứu để kích thích cho khí huyết được lưu thông, âm dương điều hòa, từ đó đạt được mục đích phòng và trị bệnh theo từng thể bệnh liên quan đến khí huyết.

Xoa bóp: Sử dụng bàn tay là chính, tác động lên da, thịt, gân khớp, kinh lạc trên cơ thể để khí huyết lưu thông, phòng và trị bệnh.

Bấm huyệt: Là một phương pháp dựa trên sự tác động lực của ngón tay trên bề mặt cơ thể chủ yếu là huyệt, mục đích để khai thông các vị trí tắc nghẽn, làm khí huyết lưu thông qua đó phòng bệnh, chữa bệnh, cải thiện tuần hoàn khí huyết.

Yoga, khí công, thái cực quyền: Kết hợp vận động với hơi thở để tác động lên khí huyết.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Nguyên khí là gì? Hao tổn nguyên khí ảnh ...

Nguyên khí được coi như suối nguồn, nguồn năng lượng gốc để vận hành và nuôi dưỡng các tạng, phủ. Khi nguyên khí đầy đủ ...

Hiểu về xoa bóp bấm huyệt

Y học hiện đại ngày nay mang đến cho chúng ta rất nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Nhưng không phải tất cả mọi ...

13 tử huyệt nguy hiểm trên cơ thể

Y học cổ truyền phương Đông đã có hàng nghìn năm tuổi, gắn liền với các tri thức về âm dương, ngũ hành, hệ thống kinh ...

8 huyệt đạo chính trên cơ thể

Huyệt còn được gọi là huyệt đạo, huyệt vị, du huyệt, khổng huyệt… là một nơi trống rỗng nằm ở trên các đường kinh hoặc ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...