Lồi đĩa đệm là gì ?

Lồi đĩa đệm là một dạng tổn thương nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Ở giai đoạn này người bệnh có thể cảm nhận được các cơn đau nhưng chưa thực sự rõ rệt. Nếu không được điều trị tích  cực đúng cách và kịp thời thì có thể diễn tiến thành bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống với nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết Lồi đĩa đệm là gì nhé. 

Hiểu về lồi đĩa đệm

Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống, gồm có  bao xơ ở bên ngoài và nhân nhầy ở bên trong. Nó có chức năng như lò xo giảm xóc, ngăn cách để các đốt xương không tiếp xúc trực tiếp, động thời giảm tác động của lực. Cùng với thời gian, tác động của quá trình lão hóa, vỏ bao xơ có thể suy yếu, phình ra vành của đĩa đệm. Về lâu dài, đĩa đệm có thể thoát ra bên ngoài làm gia tăng nguy cơ chèn ép vào các rễ thần kinh, tủy sống.

Ngoài tác động của quá trình thoái hóa tự nhiên thì lồi đĩa đệm cũng có thể xảy ra do áp lực cơ học khi chúng ta nâng vật nặng sai tư thế, sinh hoạt hoặc làm việc không đúng.

Một số người bệnh khi dùng thuốc giảm đau thấy triệu chứng thuyên giảm, vội cho rằng lồi đĩa đệm có thể tự hết. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thì đĩa đệm một khi bị hư tổn sẽ không thể lành lại một cách tự nhiên. Một khi cấu trúc cột sống bị tổn thương thì cần có sự can thiệp y tế kịp thời để có thể điều chỉnh và phục hồi. Thuốc giảm đau chỉ có thể làm mờ triệu chứng chứ không giúp đĩa đệm trở lại trạng thái cũng như vị trí ban đầu.

Lồi đĩa đệm là gì ?

Sự nguy hiểm của lồi đĩa đệm

Khi bị lồi đĩa đệm thì có thể xảy ra các tình trạng sau:

- Dây thần kinh bị chèn ép: Đĩa đệm bị phình ra khỏi vị trí tự nhiên ban đầu sẽ gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc tủy sống. Người bệnh gặp nhiều khó khăn tỏng di chuyển. Có cảm giác tê, ngứa ran, có thể lan xuống tay hoặc chân.

- Đau ở lưng: Khi bị phình đĩa đệm chèn ép dây thần kinh người bệnh cũng có thể xuất hiện tình trạng đau ở vùng lưng. Cơn đau lan xuống mông và chân (đau thân kinh tọa).

- Thoát vị đĩa đệm: Lồi đĩa đệm trong sau một thời gian có thể dẫn tới thoát vị. Vì thế nó được xem là dấu hiệu sớm của thoát vị đĩa đệm cột sống.

Chẩn đoán và điều trị lồi đĩa đệm

Để chẩn đoán tình trạng lồi đĩa đệm các bác sĩ đầu tiên cần tìm hiểu bệnh sử của người bệnh thông qua việc tìm hiểu sâu về lối sống, công việc, cũng như môn thể thao yêu thích… để xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh. Các biện pháp kiểm tra khác bao gồm tình trạng lâm sàng cột sống, khả năng vận động cũng như phản xạ dây thần kinh tại chân, tay. Người bệnh cũng được chỉ định chụp X-quang, cắt lớp vi tính CT, cộng hưởng từ MRI để xác định mức độ lồi của đĩa đệm.

Lồi đĩa đệm là gì ?

Một số phương pháp phổ biến được sử dụng để điều trị lồi đĩa đệm gồm:

- Sử dụng nhiệt: Dùng nhiệt nóng hoặc lạnh để giảm viêm và dịu cơn đau. Chườm lạnh tại khu vực bị đau trong vài ngày, sau đó chuyển qua nhiệt nóng để giúp nới lỏng các nhóm cơ.

- Vận động trị liệu: Nằm nhiều khiến các khớp bị yếu dần, đau trầm trọng hơn, hạn chế khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể. Do đó, các bạn nên dành ra 30 – 40 phút mỗi ngày để tập các bài thể dục, vận động trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cũng như sự dẻo dai cho hệ thống cơ – xương – khớp.

- Thuốc: Nếu đau nhẹ thì người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Phẫu thuật: Trường hợp lồi đĩa đệm nặng gây đau dữ dội, tê, yếu cơ và hạn chế vận động thì người bệnh có thể cần phải phẫu thuật.

Phòng ngừa nguy cơ bị lồi đĩa đệm

Để phòng ngừa lồi đĩa đệm thì các bạn nên tham khảo một số chỉ dẫn dưới đây:

- Nâng đồ vật nặng đúng cách: Thẳng lưng, cong gối, sử dụng lực của chuân chân để hỗ trợ tải trọng. Tuyệt đối không uốn cong thắt lưng.

- Dinh dưỡng hợp lý: Duy trì chế độ ăn ăn uống khoa học, cung cấp đủ canxi, vitamin D, Omega-3 cho cơ thể để xương khỏe hơn. Ngoài ra cần duy trì trọng lượng cơ thể, không để thừa cân, béo phì khiến gây áp lực lớn cho cột sống.

Lồi đĩa đệm là gì ?

- Duy trì tư thế đúng khi đi bộ, đứng, ngồi, ngủ. Ví dụ: Khi ngồi nên thẳng lưng, không nên để cột sống bị cong, vẹo.

- Không nên ngồi lâu một chỗ, sau 1 – 2h làm việc nên đứng dậy vận động 5 – 10 phút, vận động nhẹ nhàng, thực hiện các động tác giãn cơ.

- Hạn chế sử dụng giày cao gót.

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng. Bạn có thể chọn các môn nhẹ nhàng như: Đi bộ, đạp xe, yoga… rất tốt cho cơ thể cũng như phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống hiệu quả.

- Bỏ thuốc lá và hạn chế bia, rượu.

- Massage trị liệu hoặc sử dụng ghế massage tại nhà.

Khi có những dấu hiệu đau, tê ở lưng, cho dù cơn đau thoảng qua thì các bạn cũng nên đi khám để nếu có bệnh thì có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan

Phồng đĩa đệm là gì ?

Phồng đĩa đệm là một giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nó có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cột sống. Và nếu ...

Day ấn huyệt trị thoát vị đĩa đệm

Áp dụng day ấn huyệt mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này có chi phí rẻ, ...

Những điều cần biết khi thực hiện massage ...

Thoát vị đĩa đệm từ lâu được xem là căn bệnh xương khớp phổ biến với những biến chứng khá nguy hiểm; Đặc biệt, có thể ...

Lợi ích của tinh dầu sả chanh, cách làm

Tinh dầu sả chanh có mùi thơm đặc trưng với thành phần giàu vitamin cũng như khoáng chất thiết yếu như vitamin A, B, C, ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...