Tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi cơ thể bị khó tiêu, đầy bụng, gây khó chịu. Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra khi chúng ta ăn uống quá nhiều. Trong chế độ ăn thiên về chất béo, chất đạm, đường, bột… nhưng lại ít rau quả tươi.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Do sự xáo trộn của các trung tâm thần kinh cao cấp có thể các hoạt động bài tiết và vận động ở dạ dày và ruột bị rối loạn. Tuy nhiên, nó không gây tổn thương thực thể ở ống tiêu hóa.
Trong đó, nguyên nhân chínhgây rối loạn tiêu hóa là do:
- Thần kinh bị căng thẳng trong thời gian dài gây lo lắng.
- Chế độ ăn uống không khoa học.
- Một số trường hợp có thể là do di chứng sau khi bị viêm ruột già, kiết lỵ.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra dai dẳng và rất khó để điều trị khỏi, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Một số triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn tiêu hóa là:
- Người bệnh biếng ăn
- Vùng dưới xương ức đau giống như bị bỏng
- Xuất hiện tình trạng trào ngược dịch vị, ợ chua, nôn mửa
- Bị tiêu chảy
- Cảm giác bụng căng cứng
- Xuất hiện một số triệu chứng thông thường của loạn thần kinh như: người bệnh bị mất ngủ, nhức đầu, lo lắng, hay quên….
- Cơ thể gầy ốm, suy nhược.
Massage bấm huyệt trị rối loạn tiêu hoá
Xoa mặt
Người bệnh nằm ngửa, kỹ thuật viên massage đặt 2 đầu ngón tay cái lên giữa trán người bệnh. Thực hiện xoa nhẹ nhàng nhiều lần theo chiều từ trong ra ngoài khoảng 2 phút. Sau đó, tiếp tục dùng cườm tay để xoa huyệt Thái dương và các vùng xung quanh 2 má.
Bắt gió ở bụng
Người bệnh nằm ngửa. Người thực hiện massage xoa bóp sử dụng ngón tay cái tách 4 ngón tay còn lại và đặt lên đường giữa bụng người bệnh. Thực hiện nắm và kéo da cơ bụng lên rồi thả ra.
Động tác nắm kéo lặp lại từ 5 - 7 lần.
Điểm huyệt
Người bệnh nằm ngửa, người massage sử dụng đầu ngón cái hoặc ngón giữa để điểm các huyệt sau:
Huyệt Trung uyển: Ở trên rốn 4 thốn.
Huyệt Khí hải: Vị trí dưới rốn 1,5 thốn.
Huyệt Túc tam lý: VỊ trí dưới đầu gối 3 thốn về phía mặt ngoài.
Thực hiện nhấn mỗi huyệt 30 giây, sao cho người bệnh phải có cảm giác đau nhẹ, căng, nặng và tê.
Véo dọc cột sống
Người bệnh cởi áo, nằm sấp, thả lỏng cơ thể và thư giãn,
Người massage xoa bóp dùng 2 ngón tay cái, đồng thời tựa các ngón trỏ và ngón tay giữa vào vùng chậu của người bệnh. Sử dụng lực luân phiên từ 2 bàn tay kết hợp đẩy và véo dọc dọc xương sốnglên tới cổ. Thực hiện lặp lại như thế 3 lần.
Tự xoa bóp bấm huyệt khi bị rối loạn tiêu hoá
Xoa bụng
Người bệnh nằm ngửa, 2 bàn tay chồng lên nhau đặt ở vị trí dưới rốnvà thực hiện xoa theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5 phút, tiếp theo xoa cả vùng bụng khoảng 2 phút.
Xát vùng lưng và chậu
Người bệnh ở tư thế ngồi, hơi ngả người về phía trước, sau đó khép các ngón tay lại và đặt 2 bàn tay lên 2 bên hông. Thực hiện động tác chà xát xuống tới vùng chậu.
Lặp lại thao tác nhiều lần trong 2 phút.
Điểm huyệt Thái xung
Người bệnh ngồi, đặt bàn chân phải lên trên đùi trái. Sau đó dùng tay phải để giữ cẳng chân phải, và sử dụng ngón tay cái bên bàn tay trái điểm huyệt Thái xung trên lưng bàn chân.
Thực hiện trong 30 giây, sau đó đổi sang chân bên trái.
Quy trình xoa bóp bấm huyệt
Thực hiện massage xoa bóp ngày 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp điều hòa nhu động ruột, tiết dịch của dạ dày, ruột và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.
Quy trình xoa bóp bấm huyệt được thực hiện trên các huyệt sau:
- Huyệt Công tôn: Vị trí chỗ lõm bờ dưới trước đáy xương thứ nhất của bàn chân, nơi tiếp giáp giữa mu bàn chân với gan bàn chân.
- Huyệt Thái xung: Vị trí kẽ ngón chân thứ nhất và thứ hai.
- Huyệt Túc tam lý: Ở vị trí dưới hõm ngoài xương bánh chè 3 thốn.
- Huyệt Tam âm giao: Ở vị trí giữa bờ trên mắt cá trong đo lên 3 thốn.
- Huyệt Hợp cốc: Là chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ.
Xoa bóp tam tiêu
Tam tiêu bao gồm các huyệt: Hạ tiêu; Trung tiêu; Thượng tiêu.
Chức năng của Tam tiêu là bảo vệ bên ngoài của tạng phủ.
- Hạ tiêu hay còn gọi vùng bụng dưới, bao gồm: Bộ phận sinh dục, bàng quang, ruột già, ruột non, các đám rối thần kinh hạ vị.
Thực hiện xoa bóp: Nắm một tay lại, tay kia úp lên trên để tăng áp lực rồi thực hiện xoa vòng theo một chiều từ 10 - 20 lần, sau đó xoa ngược lại.
- Trung tiêu là vùng bụng trên, gồm có: Dạ dày, ruột non, tụy tạng, đám rối thần kinh gan và lách.
Thực hiện xoa trung tiêu: Nắm một tay lại, úp tay kia lên trên để tăng áp lực và xoa từ 10 - 20 lần mỗi chiều.
- Thượng tiêu là vùng ngực, bao gồm: Tim, phổi, đám rối thần kinh trung thất.
Xoa thượng tiêu bằng cách: Xòe một bàn tay và áp lên ngực rồi úp chồng bàn tay còn lại lên trên. Thực hiện xoa vòng một chiều từ 10 - 20 lần rồi đổi chiều ngược lại.
Vuốt bụng
Sử dụng hai tay hơi nắm nhẹ và đặt ở vùng hạ tiêu vuốt lên trung tiêu rồi tới thượng tiêu. Thực hiện vuốt từ 5 - 10 lần.
Vuốt bụng đem lại tác dụng giúp khỏe cơ bụng, cải thiện tình trạng sa tạng phủ, đồng thời điều hòa khí huyết vùng bụng.