Stress là 1 tình trạng bệnh lý của hệ thần kinh mà nhiều người gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu gây ra stress chính là áp lực từ công việc, từ cuộc sống, từ các mối quan hệ xung quanh khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Stress tác động lên mọi mặt của cơ thể, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Những biểu hiện chung của stress
- Biểu hiện về thể chất: cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức khắp cơ thể, rối loạn tiêu hóa, tim đạp nhanh, tăng hoặc giảm cân đột ngột không rõ lý do, thường xuyên khó ngủ, run lên khi chạm trán với các tình huống xảy ra.
- Biểu hiện về tâm lý: dễ thay đổi cảm xúc nhanh, dễ khóc, hay bực tức, cáu gắt, suy nghĩ tiêu cực, có thể dẫn đến trầm cảm, hay suy nghĩ về cái chết.
- Biểu hiện về hành vi: luôn lẩn tránh các mối quan hệ, không muốn tiếp xúc với mọi người.
- Biểu hiện về nhận thức: khó tập trung, thường xuyên suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề, suy giảm trí nhớ, không thể ghi nhớ mọi việc hoàn chỉnh.
Stress không gây tác hại quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu để lâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. bạn sẽ dễ mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, các bệnh về tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng…; bệnh về tim mạch, huyết áp, đột quỵ; các bệnh liên quan đến da và tóc, thiếu máu lên não, thường xuyên mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, gây suy sụp cơ thể, mệt mỏi, hay quên.
Để làm giảm stress, bạn có thể áp dụng massage trong quy trình điều trị bệnh của mình. Massage là phương pháp nổi tiếng, chủ yếu sử dụng lực từ tay tác động lên các vùng da của bạn với một lực vừa phải, đem đếm nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe tinh thần cũng như sức khỏe thể chất. Các động tác massage hoàn toàn dễ thực hiện nên bạn có thể thực hiện tại nhà mà không cần đi đâu.
Một số điểm trên cơ thể nên massage
- Massage vùng sau đầu:
Vùng sau đầu ở đây chỉnh là vùng gáy. Đây là điểm tiếp xúc với não bộ, có thể làm giảm mệt mỏi, căng thẳng, stress nhanh chóng. Hãy dùng kem dưỡng hoặc tinh dầu massage trong quá trình thực hiện để tăng hiệu quả massage.
Bạn hãy ngồi thẳng, cho 2 tay ra sau đầu, lui xuống dưới điểm gáy, chụm các ngón tay lại và đặt chạm vào nhau. Khi đó, bạn hơi ấn ngón tay xuống và day theo chuyển động tròn từ điểm chỉnh giữa gáy sang dần 2 bên. Đồng thời, xoa miết 2 bên bả vai theo chiều ngang của vai, nghiêng đầu sang 2 bên nhịp nhàng. Điều này sẽ làm giảm áp lực ở cả gáy, vai và cổ của bạn.
- Massage vùng tai:
Bạn dùng các ngón tay day miết dọc theo chiều của vành tai, day với lực nhẹ. Sau đó, tiến hành day nhẹ dái tai, dùng ngón cái và ngón trỏ kéo nhẹ dái tai xuống.
- Massage vùng ngực:
Dùng 3 ngón tay là ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út đặt lên vùng ngực, tiến hành xoa miết khắp vùng ngực theo chuyển động tròn để kích thích hoạt động của phổi, cải thiện hô hấp hiệu quả.
- Massage vùng dạ dày:
Dùng bàn tay xoa miết khu vực dạ dày theo chuyển động tròn trong khoảng 2-3 phút.
- Massage cẳng tay:
Dùng bàn tay nắn bóp phần cẳng tay theo chuyển động dọc, nắn bóp với một lực vừa phải. Đây chính là khu vực để tăng cường lưu thông máu hiệu quả.
- Massage lòng bàn tay:
Xoa xát 2 lòng bàn tay vào nhau cho đến khi nào nóng lên thì dừng lại. Tiếp tục dùng ngón tay cái của bàn tay này day tròn trên lòng bàn tay của tay kia và ngược lại.
Ngoài các kỹ thuật massage kể trên, các bạn có thể sử dụng máy massage hoặc ghế massage toàn thân để việc massage đơn giản hơn. Trên các ghế massage hiện đại được trang bị nhiều tính năng như: Con lăn 4D tích hợp cảm biến, túi khí toàn thân, mô tơ rung tạo rung chấn tuần hoàn, nhiệt hồng ngoại, chế độ không trọng lực, massage kéo giãn kiểu thái... sẽ giúp xoa dịu cơ thể và giảm căng thẳng, stress hiệu quả!