Trẻ từ khi sinh ra đến khi chập chững biết đi không tránh khỏi những lúc ốm đâu, khó ở trong người. Trẻ bị đau bụng và đầy hơi thường có những biểu hiện như Ợ hơi, không chịu nằm ngửa, ngửa người về phía sau, ít cảm thấy khó chịu hơn khi đứng hoặc ngồi dậy, bắt đầu nín khi được bố mẹ bế lại nhưng lại khóc khi đặt xuống.
Có thể bé yêu của bạn trong quá trình phát triển từ khi còn sơ sinh tới những năm tháng đầu đời không tránh khỏi ốm đau, đây là những gì thường xảy ra với những bé ở độ tuổi này. Massage có thể giúp bé giảm đau hoặc giảm cảm giác khó chịu gây ra bởi những nguyên nhân này nhưng thậm chí khi nó không phát huy tác dụng, bố mẹ vẫn thường coi đó là cách tốt nhất để làm cho bé. Nó cho bạn cảm giác bạn đã cố gắng hết sức để giúp bé. Bé sẽ cảm nhận được sự quan tâm này của bạn và có thể sẽ thấy vui vì điều đó...
Khi trẻ có hiện tượng như trên cha mẹ có thể áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp sau Ôm bé theo những tư thế khác nhau, bế bé thẳng và ngả vào vai bố mẹ, cho trẻ vận động (ngồi xích đu, ngồi xe đẩy), cho bé tắm nước ấm, sử dụng thuốc, cho bé bú, massage cho bé...
Massage khi bé bị đau và đầy bụng
Các mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây để giúp con mình thoải mãi hơn nhé.
Động tác 1. Massage một bên bụng
Đầu tiên các bạn đặt bé nằm ngửa với phần chân hướng về phía bạn. Tiếp đó đặt bàn tay lên bụng bé, các ngón tay hướng xuống phía dưới chân. Kéo phần thịt về phía rốn, sau đó làm lại động tác này nhưng sử dụng bàn tay còn lại. Làm liên tục, nhịp nhàng; Động tác này có thể giảm sự đầy hơi trong bụng của bé.
Động tác 2. Xoa xung quanh rốn bé
Đặt 2 ngón tay lên rốn của bé, từ từ xoa nhẹ theo hình xoáy trôn ốc ra ngoài cho đến khi chạm vào hôm. Các bạn lưu ý là xoay theo chiều kim đồng hồ (chiều tự nhiên của dạ dày). Động tác này có tác dụng loại trừ những khí không cần thiết trong dạ dày của bé.
Động tác 3. Xoa những vòng tròn lớn xung quanh bụng bé
Đặt ngón tay lên bụng bé phía bên trong của hông phải. Sau đó các bạn vuốt nhẹ ngón tay cho tới khi chạm bên phải rốn. Tiếp tục vuốt ngón tay theo đường chéo tới bên hông trái, trong hông, qua bụng, trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác vài lần; Động tác massage này có tác dụng kích thích hơi trong dày bé ra ngoài.
Động tác 4. Sử dụng những cử động luân phiên cho chân
Dùng tay giữ mắt cá chân của bé và gấp chân bé lên bung, sau đó lại duỗi thẳng ra. Khi chân này duỗi thì chân kia lại gấp lên, cứ thế luân phiên nhau. Làm liên tục và nhịp nhàng trong vài phút là các bạn có thể giúp bé thoát hơi ra ngoài.
Động tác 5. Gấp hai chân cùng lúc
Dùng hai tai giữ 2 mắt cá chân của bé, nhẹ nhàng gấp cả 2 chân lên bụng, giữ trong vài giây sau đó duỗi thẳng ra. Lặp lại động tác vài lân. Động tác này có thể giúp bé giảm đau do đầy bụng.
Động tác 6. Massage phần xương sống
Đặt bé nằm sấp, chân duỗi thẳng và hướng về phía bạn. Đặt lòng bàn tay lên đốt sống cùng của bé và xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ. Khi xoa các bạn có thể kết hợp với ấn nhẹ. Cách này sẽ giúp bé thoát được hơi ra ngoài.
Trên đây Okasa đã chia sẻ với các bạn về Massage khi bé bị đau và đầu bụng. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến Massage cho bé, phương pháp massage, kỹ thuật massage, động tác massage, ghế massage, ghế massage toàn thân, ghế massage Nhật Bản... Các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!