Mắt cá chân bị sưng đau là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là ở những người bị té ngã hoặc chơi thể thao gặp chấn thương. Triệu chứng rõ nhất khi mắt cá chân bị sưng đau là xuất hiện cơn đau dữ dội, gây cản trở cho việc vận động và làm ảnh hưởng tới các sinh hoạt đời thường của người bệnh.
Thế nào là sưng đau mắt cá chân?
Sưng đau mắt cá chân sẽ gây cảm giác đau và vô cùng khó chịu nơi vùng khớp cổ chân. Cơn đau có thể do chấn thương hoặc do bệnh lý như bệnh viêm khớp gây ra. Trong đó chấn thương bong gân chiếm tới 85% các cơn đau ở vùng khớp cổ chân. Bong gân là tình trạng dây chằng quanh khớp bị căng giãn quá mức hoặc bị rách gây đau đớn cho người bệnh.
Thông thường, khi bị bong gân sau khoảng 1 – 2 tuần vết sưng đau, bầm tím sẽ hết. Tuy nhiên, có trường hợp nặng, chấn thương nghiêm trọng thì phải mất tới vài tháng mới hồi phục hoàn toàn.
Để điều trị sưng đau mắt cá chân, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây đau mà có phương pháp xử lý phù hợp để điều trị cho người bệnh.
Mắt cá chân bị sưng đau do nguyên nhân nào gây ra?
Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau mắt cá chân chính là bong gân. Ngoài ra, còn một số tác nhân được cho là đã gây nên tình trạng bệnh này:
- Người bị viêm khớp
- Những người có tiền sử bệnh Gout
- Thần kinh bịtổn thương
- Bị chấn thương thần kinh
- Mạch máu bị tắc nghẽn
- Những người có dấu hiệu nhiễm trùng khớp cổ chân
Phương pháp chăm sóc sưng đau mắt cá chân tại nhà
Nếu mắt cá chân bị sưng đau nhưng mức độ đau không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự chăm sóc chấn thương tại nhà. Chỉ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng chấn thương:
Hãy để cơ thể được nghỉ ngơi: Không để mắt cá chân phải chịu lực đè của trọng lượng cơ thể. Hãy hạn chế việc di chuyển trong khoảng vài tuần, trường hợp cần phải đi lại hãy sử dụng nạng chống để giảm áp lực đè nặng lên chân.
Sử dụng chườm lạnh: DÙng túi đá lạnh chườm lên vùng tổn thương khoảng 4 – 6 lần/ ngày, mỗi lần chườm ít nhất 20 phút. Làm như thế sau khoảng 3 ngày, chấn thương sẽ có hiệu quả giảm sưng đau.
dùng băng cố định chấn thương: Hãy dùng một miếng băng thun quấn quanh mắt cá chân bị thương nhằm hạn chế cử động khớp quá mức, như vậy sẽ giúp khớp ổn định được cấu trúc.
=>Lưu ý: khi quấn băng thun, không nên quấn quá chặt sẽ ảnh hưởng tới quá trình máu lưu thông,khiến vùng chấn thương căng đau hơn.
Kê cao chân sau khi bị chấn thương: Hãy luôn đảm bảo chân của bạn được kê cao hơn bình thường, tốt nhất hãy dùng chiếc gối mềm nâng cổ chân cao hơn tim khi bạn nằm ngủ.
Khi bị chấn thương sưng đau mắt cá chân, nếu đã sử dụng các phương pháp điều trị nêu trên mà tình trạng bệnh không thuyên giảm, tốt nhất bạn hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Có cần phẫu thuật khi bị sưng đau mắt cá chân?
Trường hợp mắt cá chân bị gãy hoặc viêm khớp ở thể nặng, điều trị bằng thuốc cũng không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phẫu thuật.
Những phương pháp phẫu thuật được dùng phổ biến trong điều trị sưng đau mắt cá chân là:
Sửa chữa xương bị gãy: Là phương pháp phổ biến nhất dùng trong phẫu thuật mắt cá chân. Tùy thuộc vào loại xương và mức độ xương bị gãy mà bác sĩ sẽ có sự chỉnh sửa cho phù hợp. Có trường hợp sẽ cần sự hỗ trợ của nẹp kim loại, ốc vít để cố định các mảnh xương gãy.
Nội soi mắt cá chân: Phẫu thuật nội soi khớp cổ chân bằng cách đưa nguồn sáng, dụng cụ can thiệp vào mắt cá chân qua vết rạch nhỏ trên da. Bác sĩ sẽ quan sát qua màn hình và sử dụng dụng cụ lấy ra các mảnh xương vỡ, đồng thời sửa lại phần dây chằng bị tổn thương.
Thay khớp mắt cá chân: Phương pháp này ít sử dụng, tuy nhiên khi khớp bị viêm và chức năng bị tổn hại nghiêm trọng, dù đã điều trị nội khoa nhưng tình trạng không thuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định thay khớp mắt cá chân.
Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ phải rạch một vết trước mắt cá chân, tiến hành loại bỏ phần xương và sụn khớp bị hư hại, sau đó sẽ dùng loại keo sinh học đặc biệt để gắn thêm các bộ phận của khớp. Ngoài ra, sẽ có một mảnh ghép kết nối hai đầu của xương chày và đặt ốc vít để ổn định mắt cá chân.
Như vậy, khi gặp tình trạng mắt cá chân bị sưng đau, hãy biết cách xử trí tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh. Nếu trường hợp đã xử lý đúng cách mà tình trạng bệnh không thuyên giảm, tốt nhất hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được điều trị đúng cách và kịp thời, tránh những biến chứng nguy hại có thể xảy ra.
Một số chấn thương liên quan đến xương khớp có thể sử dụng liệu pháp massage, máy massage hoặc ghế massage có tính năng massage chân chuyên sâu để hỗ trợ điều trị và rút ngắn thời gian bình phục. Tuy nhiên, các bạn không nên tự ý sử dụng, mà nên hỏi bác sĩ để được tư vấn về thiết bị massage, kỹ thuật xoa bóp phù hợp.