Tình trạng mất ngủ diễn ra khá phổ biến, nếu chỉ mất ngủ trong thời gian ngắn do căng thẳng hoặc sốc tâm lý… tình trạng sẽ sớm được cải thiện. Tuy nhiên, nếu bệnh mất ngủ diễn ra thường xuyên thì rất có thể nó phản ánh vấn đề bất thường của sức khỏe.
Mất ngủ và dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Bởi vì, khi chúng ta ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
Theo khuyến cáo của chuyên gia sức khỏe, một người bình thường sẽ cần ngủ khoảng từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm, hoặc thời gian ngủ cũng có thể dao động từ 4 - 11 giờ. Thời gian ngủ trung bình của con người sẽ giảm dần khi tuổi càng tăng.
- Yêu cầu cơ bản của một giấc ngủ có chất lượng, bao gồm: Ngủ đủ giờ, ngủ sâu giấc, khi thức dậy cảm thấy khoẻ khoắn và tỉnh táo...
- Các dạng mất ngủ: Tình trạng khó ngủ, trằn trọc; Ngủ không ngon giấc; Thường xuyên thức dậy nhiều lần trong đêm.
Những dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ
Khó ngủ và khó để duy trì giấc ngủ.
Thường xuyên bị thức dậy sớm.
Tỉnh giấc nhiều lần trong khi ngủ và rất khó có thể ngủ lại.
Luôn cảm thấy mệt mỏi, không tỉnh táo sau khi thức dậy.
Nguyên nhân gây mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân làm mất ngủ, trong đó nếu là mất ngủ thoáng qua sẽ bao gồm một số nguyên nhân thường gặp như:
- Do bị căng thẳng, stress.
- Trường hợp bị rối loạn giờ thức và ngủ trong ngày do tính chất công việc hoặc chênh lệch múi giờ.
- Do lạm dụng các chất kích thích như: cafe, trà, thuốc lá, rượu...
- Trường hợp ăn quá no sát giờ đi ngủ khiến khó tiêu, ợ hơi…
- Do sự tác động của các yếu tố về môi trường ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm ...
Mất ngủ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý
Nếu không phải là mất ngủ thoáng qua mà là tình trạng mất ngủ kéo dài có dấu hiệu trở thành mãn tính, rất có thể tình trạng mất ngủ này là dấu hiệu của một số bệnh lý.
- Do bị dị ứng: Trong không khí có thể tồn tại các chất gây dị ứng gây viêm mũi, ngạt mũi cũng là triệu chứng làm gián đoạn giấc ngủ và gây mất ngủ.
- Bệnh viêm khớp: Trường hợp bị viêm khớp thường rất khó ngủ do người bệnh lo lắng và bị cơn đau hành hạ. Đây chính là một vòng luẩn quẩn vì khi thiếu ngủ lại trở thành nguyên nhân làm làm tăng triệu chứng viêm khớp và gây đau.
- Bệnh lý tim mạch: Bệnh mất ngủ xảy ra phổ biến ở những người mắc bệnh động mạch vành và các vấn đề khác liên quan đến tim và phổi.
- Bệnh về tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ làm tăng nhanh các chức năng trao đổi chất, điều này gây cảm giác bồn chồn, tràn đầy năng lượng làm cản trở sự thư giãn và khó đi vào giấc ngủ.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng trào ngược dạ dày thự quản là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ, nhất là đối với những người từ 45 – 60 tuổi. Các triệu chứng ợ nóng, ho và nghẹt thở khi người bệnh nằm xuống sẽ trở thành yếu tố cản trở việc đi vào giấc ngủ, gây mất ngủ.
- Do sự thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ khi bước vào độ tuổi trung bình khoảng 50 tuổi sẽ có sự thay đổi nội tiết tố và trở thành nguyên nhân cản trở giấc ngủ ngon.
- Tình trạng mất ngủ mãn tính còn có thể liên quan tới các bệnh lý về tâm thần như: Trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, stress sau chấn thương, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ, chứng ngưng thở khi ngủ, mộng du, hoảng sợ trong giấc ngủ...
Những nguyên tắc cần lưu ý khi điều trị mất ngủ
Những tác hại do mất ngủ gây ra
Tinh thần thiếu tỉnh táo, kém linh hoạt, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ.
Cơ thể luôn mệt mỏi.
Tâm trạng bất ổn, dễ cáu gắt.
Bị giảm khả năng tập trung.
Dễ mắc bệnh trầm cảm.
Ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm giảm sút chất lượng công việc.
Tinh thần không tỉnh táo dễ gây ra tai nạn khi lái xe và trong lao động.
Nguyên tắc điều trị bệnh mất ngủ
Để điều trị bệnh mất ngủ cần dựa trên nguyên nhân và triệu chứng. Vì thế, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị, người bệnh cần có ý kiến tư vấn từ bác sĩ.
Một số nguyên tắc điều trị mất ngủ, bao gồm:
- Cần loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: Tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ là điều quan trọng và cần thiết. Chẳng hạn mất ngủ do sử dụng các chất kích thích, gây nghiện hoặc do ăn quá no trước khi ngủ, do căng thẳng, stress… lúc này người bệnh có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc.
- Chuẩn bị tốt cho giấc ngủ: Luôn giữ tâm lý thoải mái, thư giãn trước khi ngủ; Chuẩn bị không gian ngủ thoáng mát, giường ngủ và chăn gối sạch sẽ, mềm mại… Bạn cũng có thể áp dụng liệu pháp massage hoặc ghế massage vào buổi tối.
- Sử dụng thuốc điều trị: Có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị mất ngủ nhưng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Liệu pháp điều trị tâm lý: Tạo tâm lý thư giãn để giấc ngủ có thể đến một cách nhẹ nhàng. Trước khi ngủ hãy tạm gác xông việc và những lo lắng sang một bên. Nếu sau khoảng 10 - 15 phút vẫn trằn trọc khó ngủ hãy tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng, tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ,... để thư giãn sẽ giúp dễ ngủ hơn.