Khi bị mất ngủ thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng tới các rối loạn trong cơ thể, một trong những rối loạn xảy ra phổ biến nhất đó là chứng trầm cảm. Ngược lại, tình trạng mất ngủ cũng là triệu chứng thường gặp nhất ở những người mắc bệnh trầm cảm. Như vậy, có thể thấy mất ngủ và trầm cảm có mối liên hệ mật thiết qua lại hai chiều.
Thế nào là trầm cảm?
Trầm cảm hay còn gọi là rối loạn trầm cảm. Đây là một dạng rối loạn tâm trạng do thay đổi cảm xúc và suy nghĩ gây ra.
Thông thường, chúng ta hay có những thay đổi về cảm xúc như cảm thấy buồn bã khi một việc nào đó xảy ra không như ý muốn. Tuy nhiên, trầm cảm có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng dữ dội và kéo dài. Triệu chứng bệnh có thể gây khó ngủ và làm giảm hiệu suất công việc cũng như các hoạt động thường ngày.
Những triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm:
- Người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn bã, lo lắng, thậm chí là tuyệt vọng hoặc cảm giác trống rỗng.
- Hay cáu gắt và không còn hứng thú với với những điều trước đây từng mang lại niềm vui.
- Luôn cảm thấy thiếu năng lượng sống.
- Không thể tập trung làm việc hoặc khó đưa ra quyết định.
- Xuất hiện dấu hiệu khó ngủ hoặc ngủ quên.
- Bị thay đổi cảm giác thèm ăn, có thể là luôn thèm ăn mọi thứ hoặc chán ăn.
- Một số trường hợp trầm cảm nặng có thể có suy nghĩ muốn tự tử hoặc cố gắng tự sát.
Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm:
- Yếu tố như tiền sử gia đình;
- Do một số tác nhân gây căng thẳng;
- Trải qua những đau thương;
- Do mắc một số bệnh lý hoặc sử dụng thuốc chữa bệnh…
Mối liên hệ giữa tình trạng mất ngủ và chứng trầm cảm
Qua một số nghiên cứu, các chuyên gia đã đưa ra ý kiến cho rằng chứng trầm cảm và giấc ngủ có mối liên hệ hai chiều.
Cụ thể, Việc mất ngủ không chỉ là hậu quả của bệnh trầm cảm mà chính tình trạng mất ngủ có thể khiến cho bệnh trầm cảm trở nên trầm trọng thêm. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người thường xuyên bị mất ngủ, mặc dù họ không có tiền sử bị trầm cảm trước đó nhưng vẫn có nguy cơ mắc trầm cao hơn gấp 4 lần so với người không bị mất ngủ. Bên cạnh đó, người bị trầm cảm nếu mất ngủ cũng sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Chứng mất ngủ có thể gây trầm cảm là do một số nguyên nhân sau:
- Mất ngủ có thể làm suy giảm tâm trạng, vì vậy nó khiến chúng ta gặp khó khăn khi phải đối mặt với những áp lực cuộc sống.
- Một số người đã lạm dụng thuốc điều trị mất ngủ, điều này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
- Trường hợp bị mất ngủ trầm trọng, lâu dần sẽ làm thay đổi chất dẫn truyền thần kinh serotonin của não và có thể dẫn đến trầm cảm.
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, bởi thời gian ngủ chính là lúc cơ thể phát triển, sửa chữa, đồng thời duy trì sự cân bằng lành mạnh của các hormone, cũng như duy trì khả năng miễn dịch khỏe mạnh…. Những yếu tố này giúp cơ thể phòng tránh các bệnh lý mãn tính và nhiễm khuẩn… Vì thế, khi cơ thể thiếu ngủ, nó sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính và góp phần gây ra chứng trầm cảm.
Phương pháp điều trị để cải thiện chất lượng giấc ngủ
Áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức
Khi tình trạng mất ngủ trở nên trầm trọng, thậm chí còn kèm theo các rối loạn tâm thần khác như chứng trầm cảm, lúc này người bệnh cần được tư vấn và điều trị bởi các chuyên gia về tâm thần. Phương pháp này sẽ giúp điều chỉnh lại giấc ngủ theo hướng tích cực hơn.
Sử dụng thuốc điều trị
Những trường hợp bị mất ngủ thường xuyên và không có dấu hiệu cải thiện thì bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giúp người bệnh an thần.
Các loại thuốc an thần gây ngủ giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ như Ambien, Edluar, Intermezzo… Tuy nhiên, chúng chỉ được sử dụng trong ngắn hạn.
Khi sử dụng thuốc điều trị mất ngủ, người bệnh cần lưu ý một số loại thuốc ngủ kê đơn có thể gây tác dụng phụ và gây nghiện. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thay đổi lối sống lành mạnh và khoa học
Thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố cần thiết để cải thiện chất lượng giấc ngủ:
- Tạo lịch trình cho giấc ngủ: Đặt thời gian đi ngủ và thức dậy cụ thể để đảm bảo có giấc ngủ ngon.
- Hạn chế dùng các chất kích thích: Nên tránh sử dụng rượu, bia, cafe,… đồng thời không nên ăn bữa ăn lớn trước khi ngủ.
- Tăng cường hoat động thể chất cũng là yếu tố giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng và thuận lợi hơn.
- Tạo không gian yên tĩnh: Làm tối không gian như sử dụng rèm che hoặc đèn mờ, tránh xa các thiết bị điện tử khi ngủ.
- Thư giãn cơ thể: Có thể ngồi thiền, tập thư giãn cơ, tập hít thở … trước khi bước vào giấc ngủ. Bên cạnh đó là liệu pháp massage hoặc sử dụng ghế massage tại nhà !