Một số phương pháp giúp bà bầu cải thiện chứng mất ngủ

Tình trạng mất ngủ đã trở thành nỗi ám ảnh của mẹ bầu khi nó diễn ra thường xuyên gây cảm giác mệt mỏi và khó chịu cho thai phụ. Theo số liệu thống kê, khi mang thai có khoảng 50% mẹ bầu bị mất ngủ vào thời điểm 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Vì thế, cải thiện chứng mất ngủ là điều cần thiết để mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang thai.

Thế nào là tình trạng mất ngủ khi mang thai?

Mất ngủ khi mang thai chính là một trong những dạng rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện như:

- Mẹ bầu gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.

- Khó duy trì được giấc ngủ ngon.

- Bị thức giấc nhiều lần trong giấc ngủ.

- Thức dậy quá sớm khó ngủ lại.

- Sau khi thức dậy luôn cảm thấy mệt và không sảng khoái.

Tình trạng mất ngủ ở phụ nữ mang thai thường diễn ra trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Mặc dù vậy, cũng có những trường hợp thai phụ mất ngủ trong suốt cả thai kỳ.

Một số phương pháp giúp bà bầu cải thiện chứng mất ngủ

Mẹ bầu mất ngủ thường mệt mỏi và mất sức trong suốt quá trình mang thai, ảnh hưởng xấu tới cả thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ ở mẹ không ảnh hưởng tới thai nhi.

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở phụ nữ mang thai

- Do mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần trong đêm và tăng lượng urê: Phụ nữ mang thai, thận sẽ phải làm việc tăng từ 30 - 50% để làm nhiệm vụ lọc thêm khối lượng máu, khiến lượng urê tăng vọt và bàng quang cũng chứa nhiều nước tiểu hơn. Ngoài ra, khi thai nhi càng lớn sẽ chèn bàng quang khiến mẹ bầu khó chịu và phải thức dậy đi tiểu đêm nhiều lần.

- Tình trạng đau lưng, đau hông, đau chân và bị chuột rút: Chuột rút là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở mẹ bầu, thường gặp nhất ở đùi và bắp chân. Khi bị chuột rút, cơn đau sẽ khiến mẹ bầu phải tỉnh giấc, gây khó ngủ và mất ngủ, nhất là vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, thai nhi càng phát triển thì phần lưng và hông của mẹ sẽ phải chịu sức nặng nên dễ bị đau lưng và gây mất ngủ.

- Xuất hiện triệu chứng ợ hơi và táo bón: Vào giai đoạn cuối thai kỳ, khi thai nhi phát triển ngày càng lớn sẽ chèn ép dạ dày, gây ra tình trạng trào ngược thực quản. Ngoài ra, giai đoạn thai lỳ, hệ tiêu hóa của mẹ cũng hoạt động kém gây ợ hơi, táo bón. Một yếu tố nữa, đó là khi mang thai, mẹ bầu bổ sung cho cơ thể quá nhiều chất dinh dưỡng khiến cơ thể không hấp thu hết, kết hợp sự thay đổi hormone cũng khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề và trở thành nguyên nhân gây mất ngủ.

Một số phương pháp giúp bà bầu cải thiện chứng mất ngủ

- Mất ngủ do bị ốm nghén: Tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi… dẫn tới khó ngủ.

- Do mẹ bầu gặp một số vấn đề về hô hấp: Giai đạn đầu mang thai, chính sự đổi các hormone đã khiến cho mẹ bầu thở chậm và sâu, dẫn tới khó thở hơn bình thường. Khi thai nhi càng lớn, dạ con phát triển khiến cơ hoành bị chèn ép, ảnh hưởng tới việc thở của mẹ. Hiện tượng thở nông không chỉ gây khó chịu mà còn kiến mẹ bầu bị mất ngủ.

- Do bị tăng nhịp tim: Trái tim của mẹ bầu sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường, nhịp tim sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mất ngủ.

- Thai nhi ngày càng phát triển khiến mẹ khó ngủ: Thai nhi càng lớn, bé sẽ bắt đầu đạp, xoay chuyển, nhào lộn trong bụng mẹ… điều này cũng sẽ khiến mẹ bầu khó ngủ hơn.

- Mẹ bầu lo lắng và căng thẳng nên mất ngủ: Chính sự lo lắng, thấp thỏm về sức khỏe, sự phát triển của thai nhi cũng như sau sinh, vấn đề sức khỏe, chăm sóc bé… là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ của mẹ bầu khi mang thai.

Cách phòng tránh và trị chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai

Một số phương pháp giúp bà bầu cải thiện chứng mất ngủ

- Không nên ăn quá no hoặc uống nhiều nước trước khi ngủ. Thời gian ăn nên cách lúc ngủ từ 2 – 3 tiếng để đảm bảo thức ăn đã được tiêu hóa hết.

- Chia nhỏ bữa ăn, khi ăn nên ăn chậm và nhai kỹ để hạn chế áp lực cho dạ dày, tránh tình trạng ợ chua ợ nóng ảnh hưởng tới giấc ngủ.

- Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin B cho cơ thể như rau xanh, ngũ cốc nguyên cám. Bổ sung muối và canxi để phòng tránh chuột rút.

- Hạn chế ăn đồ ngọt để phòng tránh tiểu đường thai kỳ.

- Không nên sử dụng các thức uống kích thích như cafe, trà, socola...

- Nên uống các loại thảo mộc chứa nhiều thành phần giúp thư giãn và làm dịu như trà hoa cúc, trà hoa oải hương, trà tim sen, táo đỏ…

- Khi ngủ nên nằm nghiêng bên trái, uốn cong đầu gối hoặc gác chân lên cao sẽ giúp thoải mái hơn.

- Tập thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ để tránh bị rối loạn giấc ngủ.

- Chăm chỉ tập thể dục với các bài tập phù hợp để giúp lưu thông khí huyết, giảm stress. Ngoài ra, có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, một số bài tập thư giãn để phòng tránh chuột rút.

Một số phương pháp giúp bà bầu cải thiện chứng mất ngủ

- Tắm nước ấm, massage cơ thể nhẹ nhàng, ngâm chân trong nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp mạch máu lưu thông tốt hơn và dễ ngủ hơn.

- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngủ nhiều vào ban ngày sẽ gây khó ngủ vào ban đêm.

- Đi vệ sinh trước khi ngủ để tránh tình trạng phải thức đậy nhiều lần trong đêm.

- Đảm bảo phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát khi trời nóng và ấm áp khi trời lạnh.

- Không nên xem phim, đọc sách sát giờ ngủ để tránh xúc động mạnh, đồng thời tránh căng thẳng và lo lắng trước khi ngủ.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Nguyên nhân và cách điều trị chứng đau mỏi ...

Đau mỏi vai gáy là một tình trạng khá phổ biến, gây đau và khó chịu tại vùng cổ và vai. Việc nắm rõ nguyên nhân cũng ...

Những cách làm hạ huyết áp nhanh trong vòng ...

Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, mệt mỏi, nhịp tim không ổn định, ngực bị đau tức… thì có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. ...

Hiểu về tình trạng đau lưng mạn tính

Đau lưng được gọi là mạn tính (mãn tính) khi kéo dài hơn 3 tháng, bao gồm cả các cơn đau không được kiểm soát hoặc ...

Phương pháp trị chứng mất ngủ ở nam giới

Tình trạng mất ngủ nếu diễn ra thường xuyên và liên tục sẽ được coi là một bệnh lý. Mất ngủ xảy ra khá phổ biến, ảnh ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...